Quyết sách đúng đắn - Cơ hội phát triển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/4/2014 | 9:25:44 AM

YBT - Với tư duy mới, trách nhiệm và quyết tâm cao, Hội nghị lần thứ 20 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã đưa ra thảo luận các nhiệm vụ và phương pháp thực hiện nhằm tiến tới thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng; cụ thể với Yên Bái là phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung, theo hướng công nghệ cao. 

Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến ở mức 5,12%/năm. Tỉnh đã từng bước giải quyết ổn định an ninh lương thực trên địa bàn, đặc biệt ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Hoàng Trung Hiếu)
Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến ở mức 5,12%/năm. Tỉnh đã từng bước giải quyết ổn định an ninh lương thực trên địa bàn, đặc biệt ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Hoàng Trung Hiếu)

Một trong những nội dung quan trọng thu hút sự tập trung trí tuệ của cả Ban chấp hành (BCH) và lãnh đạo các ngành, địa phương tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 khóa XVII (mở rộng) dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy ngày 23/4 vừa qua là bàn thảo để đi đến quyết đáp một hướng đi mới cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản Yên Bái trước yêu cầu mới của thị trường và đòi hỏi nội tại nền kinh tế địa phương, nhằm cụ thể hóa sâu sắc hơn nữa các nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, định hướng và tạo thêm những "cú huých" thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, bền vững hơn...

Vượt lên những khó khăn của một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, xuất phát điểm thấp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, chỉ đạo và điều hành của UBND tỉnh, sáng tạo, nỗ lực của nhân dân các dân tộc; sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đã tăng bình quân 5,1%/năm. Và trong nhiều khó khăn mới của thị trường, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.., tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến ở mức 5,12%/năm.

Từ một tỉnh có lúc khá "gay gắt" về lương thực, Yên Bái đã từng bước giải quyết ổn định an ninh lương thực trên địa bàn, giảm dần số hộ thiếu ăn lúc giáp hạt ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng lúa chất lượng cao, vùng ngô hàng hóa, vùng chè an toàn, vùng cây nguyên liệu giấy, vùng quế, cây ăn quả, vùng chăn nuôi, thủy sản tập trung tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, khối lượng và giá trị từng loại sản phẩm được tăng lên, thu nhập của người dân và đời sống ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của Yên Bái vẫn bộc lộ không ít hạn chế như đánh giá của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 (khóa XVII). Đó là, quá trình chuyển dịch sang nền sản xuất hàng hóa còn chậm, chưa vững chắc, chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường; quá trình tác động của công nghiệp vào nông nghiệp chưa rõ nét, công nghiệp chế biến nông sản còn yếu; liên kết giữa "Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp" trong sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa được phát huy và nhân rộng.

Đặc biệt, việc đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung hiện nay mới chỉ phát triển về số lượng, giá trị thu nhập chưa cao, chưa bền vững; các hoạt động nông nghiệp còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do một số chính sách hỗ trợ chưa phù hợp, đặc biệt là đầu tư hỗ trợ cho ứng dụng các mô hình sản xuất công nghệ cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa gắn với tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm đầu tư mạnh.

Chính vì vậy, cần có quyết sách mới để định hướng, có những giải pháp thực hiện, hành động cụ thể để phát triển ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 (khóa XVII) đã quán triệt quan điểm của Đảng bộ tỉnh là: phát triển vùng sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tập trung trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi; tăng năng lực cạnh tranh của nông sản, thủy sản gắn với chế biến tiêu thụ và gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nhằm tăng nhanh giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bền vững với môi trường và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu gắn với nhu cầu thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về mục tiêu cụ thể, tỉnh sẽ ưu tiên các nguồn vốn để tập trung đầu tư, xây dựng các vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản tập trung, phù hợp với đặc điểm sinh thái vùng; lựa chọn một số mô hình tiêu biểu để triển khai. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, sản phẩm nông, lâm, thủy sản sản xuất trên một đơn vị diện tích của vùng sản xuất tập trung có giá trị cao gấp 2 lần so với năm 2015; nhân rộng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Với tư duy mới, trách nhiệm và quyết tâm cao, Hội nghị lần thứ 20 BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã đưa ra thảo luận các nhiệm vụ và phương pháp thực hiện nhằm tiến tới thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng; cụ thể với Yên Bái là phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung, theo hướng công nghệ cao. 

Trong đó đưa ra định hướng xây dựng vùng sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao 4.000 ha tại cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ), Đại - Phú - An - Đông Cuông (Văn Yên), Mường Lai - Minh Xuân (Lục Yên; xây dựng, ổn định 100 ha vùng sản xuất lúa đặc sản nếp Tú Lệ (Văn Chấn).

 

 Theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, vùng quế sẽ có quy mô 27.000ha tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn. Mùa thu hoạch quế ở Văn Yên.  (Ảnh: Thanh Miền)

Vùng cây ăn quả đặc sản, tiếp tục phát triển diện tích cây ăn quả, đạt khoảng 8.000 ha vào năm 2020 tập trung ở Văn Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên.

Vùng sản xuất chè an toàn 11.000 ha, trong đó vùng sản xuất chè đen chuyên canh tập trung 500 ha tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và vùng phụ cận Văn Chấn; vùng sản xuất chè đen CTC 500 ha tại xã Thịnh Hưng và vùng phụ cận Yên Bình; vùng sản xuất chè xanh Shan tuyết 400 ha tại xã Suối Giàng (Văn Chấn); vùng sản xuất chè an toàn 300 ha theo quy trình VietGap tại Bảo Hưng (Trấn Yên).

Vùng sản xuất rau an toàn, khuyến khích nhân dân, các doanh nghiệp đầu tư vùng sản xuất 100 ha rau an toàn, bảo đảm vệ sinh, chủ yếu ở thành phố Yên Bái.. Vùng chăn nuôi tập trung, trọng điểm chăn nuôi lợn là Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Trọng điểm chăn nuôi gia cầm, bao gồm các địa phương trên và thành phố Yên Bái. Với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, tập trung nuôi cá rô phi đơn tính đực theo hướng công nghiệp, quy mô khoảng 100 ha mặt nước nuôi tại Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái. Nuôi cá lồng quy mô 750 lồng, gồm cá nheo, cá chiên, cá lăng, cá trắm cỏ tại khu vực đầm Vân Hội (Trấn Yên), hồ Thác Bà (Yên Bình).

Vùng sản xuất lâm nghiệp đặc sản, gồm vùng quế quy mô 27.000 ha tại Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; vùng sản xuất tre măng Bát độ khoảng 3.000 ha tại Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên; vùng sản xuất tập trung cây sơn tra lấy quả diện tích khoảng 3.000 ha tại Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

Hội nghị lần này đã bàn thảo về một chủ trương lớn của Tỉnh ủy Yên Bái để thể chế hóa, cụ thể hóa sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, Tỉnh ủy về chuyển dịch, phát triển kinh tế nông nghiệp trong tình hình, yêu cầu mới. Thống nhất về chủ trương lớn, những để chủ trương của Tỉnh ủy được thể chế hóa cụ thể thành nghị quyết chuyên đề và nhanh chóng ban hành, đáp ứng đòi hỏi có tính cấp thiết từ thực tiễn hôm nay, cần có sự quyết tâm với trách nhiệm rất cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và cả hệ thống chính trị.

Trong tình hình và điều kiện cụ thể của kinh tế nông nghiệp Yên Bái hiện nay, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung theo hướng công nghệ cao vừa là đòi hỏi vừa là nhiệm vụ vừa mang tính đột phá, vừa tạo nền tảng sâu sắc cho sự phát triển bền vững của kinh tế nông nghiệp những năm tiếp theo, cụ thể là giai đoạn từ nay đến năm 2020 như chủ trương đúng đắn và tầm nhìn mang tính chiến lược của Tỉnh ủy.

Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần tư duy, suy nghĩ với tinh thần trách nhiệm rất cao để thể chế hóa chủ trương của BCH Đảng bộ tỉnh để nhanh chóng đi vào cuộc sống. Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 (khóa XVII) cũng yêu cầu công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt chủ trương là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó đề cao hơn hết vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cùng sự ủng hộ và nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành và kinh tế địa phương, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân các dân tộc, đưa Yên Bái phát triển đi lên như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra.

Tuấn Anh

Các tin khác
Đồng chí Đoàn Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu định hướng tuyên truyền thời gian tới.

Sáng 25/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy định kỳ tháng 4. Đồng chí Đoàn Thị Thanh Tâm - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Bàn Văn Thêm - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Yên Bình trao nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Khe Ngang, xã Yên Thành.

Nhiệm kỳ 2019 - 2024, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Yên Bình đã tích cực hướng hoạt động về cơ sở thông qua các phong trào, mô hình, cách làm hay, sáng tạo, để lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần quan trọng đưa Yên Bình về đích huyện nông thôn mới sớm trước 2 năm so với mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh phát biểu thảo luận tại Hội trường.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XV đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp Quốc hội, đặc biệt có nhiều đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri, hết lòng hết sức vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó.

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải Nhất của Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023 - 2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024 - 2025).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục