Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/9/2014 | 8:18:55 AM

Chiều 10-9, sau 3 ngày làm việc, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã bế mạc. Trước đó, hội nghị đã thảo luận về một số vấn đề của dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Các ý kiến tại phiên họp bày tỏ sự tán thành cao với việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Việc áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong phạm vi chế độ hưu trí và tử tuất có sự hỗ trợ của nhà nước đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng nhận được sự đồng tình. Về quy định áp dụng cách tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (từ ngày 1-1-2018 trở đi) là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động cũng được coi là cần thiết để nâng mức hưởng lương hưu của người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, các vị ĐBQH lưu ý một nguyên tắc quan trọng là giảm tối đa các tác động bất lợi đối với người lao động nghỉ hưu. Việc thực hiện quy định về mức hưởng lương hưu hàng tháng phải đồng bộ với lộ trình thu bảo hiểm xã hội, để bảo đảm tiền lương hưu mà người lao động thực nhận không bị sụt giảm nhiều so với trước đó. Trên quan điểm này, Điều 56 của dự thảo luật được coi là sẽ gây bất lợi cho lao động nữ, theo đó quy định từ ngày 1-1-2018 trở đi, mức lương hưu hàng tháng của lao động nữ là 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, mức tối đa là 75%. ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) phân tích: “Giả sử tôi tham gia 25 năm bảo hiểm xã hội. Nếu năm 2017 tôi nghỉ hưu thì tôi được 75% lương, còn nếu 2018 tôi nghỉ thì chỉ còn được 65%. Bị cắt đột ngột như thế, người lao động có chấp nhận được không”? Chia sẻ thắc mắc này, song ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng, về lâu dài, quy định của dự thảo luật là hợp lý: “Như hiện nay thì nam nghỉ hưu muộn hơn 5 năm, tức là 35 năm mới có được 75%, nữ thì chỉ 30 năm là được 75%”. ĐB Lê Đình Khanh kiến nghị “tính toán lại một chút” để có giải pháp dung hòa, bảo đảm thu nhập của lao động nữ nghỉ hưu không bị giảm đột ngột, đúng như băn khoăn của ĐB Đặng Thị Kim Chi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh: “Việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội phải trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc có đóng, có hưởng; thu đúng, thu đủ, dựa trên nguyên tắc có chia sẻ và bảo đảm an toàn quỹ bảo hiểm xã hội”.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh Yên Bái và Thị ủy Nghĩa Lộ chụp ảnh với các đại biểu về dự Đại hội.

Ngày 19/4, với hơn 150 đại biểu chính thức tham dự, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) thị xã Nghĩa Lộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã được tổ chức thành công tốt đẹp.

Chiều nay – 19/4, thành phố Yên Bái và huyện Trạm Tấu đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác, kết nghĩa năm 2023, triển khai chương trình năm 2024.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương khai trừ Đảng ông Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khai trừ đảng nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và báo cáo, đề nghị Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Căn cứ vào các vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhiều cán bộ khác của Bộ này cũng bị kỷ luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục