Hội nghị xin ý kiến các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đồng tình với chủ trương đầu tư xây dựng cầu Tuần Quán

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/1/2015 | 4:33:57 PM

YBĐT – Ngày 30/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã tổ chức Hội nghị xin ý kiến các đồng chí cán bộ lãnh đạo nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh...

Nội dung Hội nghị lần này là trưng cầu, xin ý kiến các đồng chí cán bộ lãnh đạo nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện chủ trương chia tách huyện Văn Chấn và điều chỉnh địa giới thị xã Nghĩa Lộ; triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Tuần Quán, thành phố Yên Bái và tổ chức hoạt động của Nhà nghỉ điều dưỡng cán bộ tỉnh.

Tại Hội nghị, đồng chí Phạm Duy Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình bày báo cáo khái quát về dự kiến các phương án điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách huyện Văn Chấn và phương án triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Tuần Quán, thành phố Yên Bái.

Về phương án điều chỉnh địa giới hành chính để chia tách huyện Văn Chấn thành 2 huyện, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng 3 phương án chia tách huyện Văn Chấn gồm:

Phương án 1: Điều chỉnh địa giới hành chính, tách huyện Văn Chấn thành 2 huyện mới là Văn Chấn và Tân Chấn. Huyện Văn Chấn có số đơn vị hành chính dự kiến là 14 đơn vị (có 2 thị trấn và 12 xã)  gồm: Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã Sơn Thịnh, Đồng Khê, Suối Bu, Cát Thịnh, Thượng Bằng La, Minh An, Nghĩa Tâm, Chấn Thịnh, Đại Lịch, Bình Thuận, Tân Thịnh, Suối Giàng. Vị trí trung tâm huyện lỵ, trước mắt giữ nguyên địa điểm huyện tại xã Sơn Thịnh như hiện nay. Về lâu dài cần nghiên cứu để xây dựng trung tâm huyện tại thị trấn Nông trường Trần Phú.

Huyện mới (dự kiến tên gọi là Tân Chấn) có 17 đơn vị hành chính (có 1 thị trấn và 16 xã) gồm: Thị trấn Nông trường Liên Sơn và các xã Suối Quyền, An Lương, Nghĩa Sơn, Sơn Lương, Nậm Lành, Sùng Đô, Nậm Mười, Gia Hội, Tú Lệ, Cao Phạ, Thanh Lương, Thạch Lương, Phù Nham, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn A. Trung tâm huyện dự kiến chọn tại xã Nậm Búng hoặc Gia Hội.

Phương án 2: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Văn Chấn để mở rộng địa giới hành chính thị xã Nghĩa Lộ và thành lập mới một huyện đó là:Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Văn Chấn để mở rộng thị xã Nghĩa Lộ, chuyển 6 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Văn Chấn về thị xã Nghĩa Lộ gồm các xã: Thanh Lương, Thạch Lương, Phù Nham, Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn A.

Thị xã Nghĩa Lộ sau khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính sẽ có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 4 phường và 9 xã. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Văn Chấn (các xã còn lại sau khi điều chỉnh 6 đơn vị mở rộng thị xã Nghĩa Lộ) để thành lập mới hai huyện đó là: Huyện Văn Chấn số đơn vị hành chính còn lại sau điều chỉnh địa giới hành chính 6 xã trong vùng Mường Lò để mở rộng thị xã Nghĩa Lộ và dự kiến thành lập một huyện mới, huyện Văn Chấn sẽ có 14 đơn vị hành chính (12 xã, 2 thị trấn). Trung tâm huyện dự kiến chọn, trước mắt lấy trụ sở cũ tại xã Sơn Thịnh; về lâu dài, cần nghiên cứu để xây dựng trung tâm huyện lỵ mới tại thị trấn Nông trường Trần Phú. Huyện mới dự kiến tên Tân Văn. Số đơn vị hành chính huyện mới có 11 đơn vị hành chính (có 1 thị trấn và 10 xã). Trung tâm huyện lỵ dự kiến chọn tại xã Nậm Búng hoặc Gia Hội.

Phương án 3: Điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách huyện Văn Chấn, hình thành hai huyện mới, có nghiên cứu phương án điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Nghĩa Lộ và điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mù Canng Chải. Các đơn vị hành chính mới sẽ được hình thành sau điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Văn Chấn giữ nguyên việc phân chia địa giới như phương án 1, phương án 2, tức là có nghiên cứu để điều chỉnh 6 xã về thị xã Nghĩa Lộ để hình thành huyện mới, với 14 đơn vị hành chính cấp xã gồm 12 xã, 2 thị trấn. 

Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tham gia ý kiến về việc chia tách huyện Văn Chấn.

Qua nghiên cứu các phương án trên, các đại biểu bày tỏ đồng tình nhất trí cao với việc điều chỉnh địa giới, chia tách huyện Văn Chấn là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, nhằm giữ vững ổn định về tình hình chính trị, thúc đẩy phát triển KT - VH - XH cả khu vực phía Tây của tỉnh. Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc chia tách huyện Văn Chấn sẽ gặp không ít khó khăn, với địa bàn tương đối rộng, do vậy khi chia tách cần nghiên cứu, tính toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khoa học, hợp lý và dựa vào các yếu tố đặc điểm vùng địa lý, kinh tế, lịch sử, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán và văn hoá của các dân tộc; đảm bảo sự ổn định đời sống của nhân dân đoàn kết dân tộc giữa các vùng để cùng phát triển. Các đại biểu cho rằng việc chia tách cần tính đến việc quy hoạch tương lai lâu dài và phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền một cách sâu sát, gần dân và hiệu quả hơn. Việc đặt tên huyện, các đại biểu đề nghị nên giữ lại tên gọi huyện Văn Chấn còn huyện mới nên đặt tên gọi là Tân Chấn, Tân Văn, Văn Tân…

Về phương án triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Tuần Quán, thành phố Yên Bái, có quy mô phần cầu thiết kế vĩnh cửu, bằng bê tông cốt thép, khổ K = 16m, bề rộng toàn cầu B = 16m +2x 0,5m = 17m; chiều dài cầu tính đến đuôi cầu mố L = 435 m. Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án là 622.061 triệu đồng.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy giới thiệu về việc quy hoạch, chia tách địa giới hành chính huyện Văn Chấn và Dự án xây dựng cầu Tuần Quán, thành phố Yên Bái.

Tại Hội nghị, các đồng chí cán bộ lãnh đạo nguyên là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã bày tỏ sự phấn khởi, đồng tình cao về tính khả thi khi triển khai thực hiện công trình này. Tuy nhiên, các đồng chí cho rằng khi triển khai thực hiện dự án tỉnh cần quan tâm đến công tác giải phóng mặt bằng, đền bù thoả đáng cho người dân khi bị mất đất để xây dựng công trình, tránh tình trạng gây bức xúc trong nhân dân... Về mô hình tổ chức, hoạt động của Nhà điều dưỡng cán bộ tỉnh, các đồng chí đề nghị tỉnh giữ nguyên tổ chức, hoạt động như hiện nay.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Chiến – Bí thư Tỉnh uỷ trân trọng cảm ơn và đánh giá cao những ý kiến tham gia đóng góp quý báu của các đại biểu đã nêu ra bày tỏ sự đồng tình ủng hộ và cơ bản nhất trí cao về chủ trương đầu tư xây dựng dự án công trình cầu Tuần Quán, thành phố Yên Bái. Đồng thời, đồng chí Bí Thư Tỉnh ủy đã ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các phương án điều chỉnh, chia tách địa giới hành chính của huyện Văn Chấn và mong rằng, trong thời gian tới tiếp tục nhận được ý kiến tham gia của các đồng chí để tỉnh tiếp tục nghiên cứu phương án điều chỉnh sao cho phù hợp, khả thi nhất và tạo được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Đức Toàn - Mạnh Cường

Các tin khác

Chiều nay – 19/4, thành phố Yên Bái và huyện Trạm Tấu đã tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác, kết nghĩa năm 2023, triển khai chương trình năm 2024.

Bộ Chính trị đề nghị Trung ương khai trừ Đảng ông Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khai trừ đảng nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và báo cáo, đề nghị Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Viết Chữ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung.

Căn cứ vào các vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), nhiều cán bộ khác của Bộ này cũng bị kỷ luật.

Các đại biểu dự Hội nghị

Đến hết quý 1, thành phố Yên Bái đã có 21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm theo Kế hoạch hành động số 236 của Thành ủy; 17 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục