Cần cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/11/2017 | 4:36:09 PM

Sáng nay 21-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Vấn đề thu hồi tài sản do tham nhũng mà có, mở rộng sự điều chỉnh của luật ra khu vực ngoài nhà nước là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm. Nhiều ĐBQH cũng đề nghị cần xem xét thông qua Luật tại 3 kỳ họp để có thời gian thảo luận kỹ nhiều vấn đề.

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề nghị cần có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.
ĐB Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề nghị cần có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.

Là người công tác lâu năm trong ngành kiểm sát, ĐB Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, pháp luật hiện hành chưa có cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Muốn tịch thu được tài sản đó thì phải thông qua vụ án hình sự, nhưng khó khăn là nhiều khi không còn tài sản để thi hành án.

Thêm vào đó, Luật sửa đổi lần này cũng chỉ quy định xử lý với người kê khai tài sản không đúng, còn khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp vẫn để ngỏ. Theo giải thích của Ban soạn thảo, lý do là theo nguyên tắc của pháp luật hình sự là trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước.

Cũng theo ĐB Nguyễn Thị Thủy, tham nhũng là tội phạm đặc biệt, nếu không có cơ chế vượt lên cơ chế thông thường thì sẽ không xử lý hiệu quả được. Vì vậy, trách nhiệm và biện pháp chế tài đặc biệt cần được đặt ra. Đây cũng là cách mà các quốc gia khác tiến hành khi muốn xử lý vấn đề này.
"Dẫu biết rằng cơ chế xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp là vấn đề mới, nhưng đây là sự mong đợi của người dân. Các quốc gia khác cũng gặp khó khăn nhưng vẫn tìm ra giải pháp xử lý. Rất mong Ban Soạn thảo tiếp thu, đưa vấn đề này ra thảo luận thấu đáo trong thời gian tới" - ĐB Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị.

ĐB Phạm Đình Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị luật cần quy định về nguyên tắc, trình tự, thẩm quyền tịch thu tài sản do tham nhũng mà có. Với các loại tài sản khác nhau thì trình tự thu hồi khác nhau.

Nhiều ĐBQH đồng tình việc dự thảo luật mở rộng quy định về phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.

ĐB Trần Tất Thế (Hà Nam) cho rằng, luật hiện hành còn nhiều "lỗ hổng”, bất cập nên việc sửa đổi bổ sung là cần thiết. Tham nhũng ngoài nhà nước đang diễn biến phức tạp, chẳng hạn như trong hoạt động vay vốn. Vì thế, cơ chế giám sát về thực hiện công vụ phòng chống tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước là rất cần thiết.

ĐB Trần Tất Thế cũng kiến nghị thu hẹp đối tượng phải kê khai tài sản để thực hiện cho có hiệu quả.

Về công khai tài sản, ĐB Trần Tất Thế cho biết theo quy định chỉ có cơ quan của người kê khai mới được tiếp cận bản kê khai tài sản. Đại biểu cho rằng cần bổ sung quyền tiếp cận thông tin kê khai tài sản của cơ quan giám sát quyền lực như Quốc hội, Mặt trận tổ quốc...

Cũng liên quan đến việc mở rộng quy định về phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước, ĐB Nguyễn Văn Khánh (Bình Dương) cho rằng, hiện nay tham nhũng đã trở thành "căn bệnh chung" của toàn xã hội. Ở khu vực ngoài nhà nước, tham nhũng thể hiện qua các hành vi hối lộ, lại quả, bồi dưỡng...

"Tham nhũng khu vực tư không khác gì khu vực công. Việc mở rộng ra khu vực ngoài nhà nước, là vấn đề mới nên mở rộng từng bước với những chế định phù hợp" - ĐB Nguyễn Văn Khánh nói.

Trong khi đó, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) lại tỏ ra băn khoăn về việc luật mở rộng quy định về phòng chống tham nhũng ra khu vực tư. Theo ông, tham nhũng là chủ thể đặc biệt, không phải ai cũng có thể tham nhũng được.

"Người ở khu vực ngoài nhà nước có thể phạm tội đưa hối lộ chứ không thể phạm tội đồng phạm với tội tham nhũng” – ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói để nhấn mạnh quan điểm không tán thành mở rộng các chế tài phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cần cắt đường dây kết nối tham nhũng giữa khu vực công và khu vực tư, hay nói cách khách là cắt "nguồn dinh dưỡng” của tham nhũng.

"Giải pháp quan trọng là phải yêu cầu cán bộ kê khai tài sản ngay từ lúc mới bắt đầu vào ngạch công chức” – ĐB Lưu Bình Nhương nói.

Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy, thiệt hại do tham nhũng gây ra xác định được là hơn 59.700 tỷ đồng và 400ha đất, nhưng thu hồi rất thấp, chỉ 7,82% tiền và tài sản, 54,7% về đất. Những năm gần đây thu hồi có tăng nhưng chưa đạt yêu cầu.


(Theo SGGP)

Các tin khác
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện Yên Bình tặng hóa chúc mừng Đại hội đại biểu MTTQ xã Đại Đồng, huyện Yên Bình

Huyện Yên Bình đã hoàn thành Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) cấp xã; đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Người dân Yên Bái tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao để nâng cao sức khoẻ và mức hưởng thụ văn hóa, làm cho cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Thời gian qua, mục tiêu phát triển vì hạnh phúc của nhân dân đã được tỉnh Yên Bái hiện thực hóa ở từng bước đi với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp và xuyên suốt. Những tiêu chí về một xã hội hạnh phúc mà ở đó người dân hài lòng với chất lượng cuộc sống, môi trường, nền hành chính… đã được đặt lên hàng đầu.

Sáng 28/3, Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm Việt - Úc thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng “Tăng cường kỹ năng lãnh đạo chiến lược khu vực công” dành cho 50 học viên lớp Đề án 11 của Tỉnh uỷ Yên Bái.

Ban tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Yên Bình họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Là địa phương được tỉnh Yên Bái lựa chọn tổ chức điểm Đại hội Thi đua quyết thắng, giai đoạn 2019 – 2024, đến nay, huyện Yên Bình đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức thành công sự kiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục