Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia thảo luận về Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/5/2019 | 7:34:15 PM

YênBái - Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, chiều 23/5, sau khi nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và dự án Luật Thư viện, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia tổ thảo luận cùng đại biểu các tỉnh Vĩnh Phúc, Bến Tre, Kon Tum.

Đại biểu Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái (bên phải) phát biểu thảo luận ở tổ chiều 23/5.
Đại biểu Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái (bên phải) phát biểu thảo luận ở tổ chiều 23/5.

Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, đa số ý kiến thống nhất với việc sửa đổi Luật để thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương, đồng thời khắc phục các bất cập nảy sinh trong 3 năm triển khai Luật Kiểm toán. 

Tham gia thảo luận ở tổ, đại biểu Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nêu vấn đề, cần khống chế các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý trong một giai đoạn. Chẳng hạn sau khoảng 3 năm, các cơ quan điều tra hoặc cơ quan pháp luật khác mà phát hiện ra vi phạm nặng hơn so với kiểm toán thì đề nghị xử lý đối với Kiểm toán. 

Đại biểu chia sẻ, khi thanh tra, có khi khuyết điểm 10 nhưng đưa xuống 4 - 5; xử lý nhưng cho "tồn tại” và sửa chữa; hầu như không có kiến nghị khởi tố điều tra; không loại trừ  cơ quan Kiểm toán cũng phải đề phòng cái đó. 

"Trong vòng hơn 10 năm, việc lớn đều kiểm toán cả mà sau này chúng ta vẫn phát hiện ra những vi phạm rất lớn, thất thoát rất nhiều thì phải lần lại các đoàn đó để mà xử lý trách nhiệm, chứ không thể chuyển việc, hoặc về hưu rồi an toàn được. Ý nữa là khi đoàn kiểm toán đã kiểm toán lĩnh vực tài sản công, tài chính công đó và đã có kết luận về vấn đề đó mà không chồng chéo, nhưng sau này các cơ quan bảo vệ pháp luật khác phát hiện ra những vi phạm pháp luật ở đó nặng hơn so với kết luận kiểm toán thì xử lý một cách nghiêm khắc đoàn kiểm toán đó” - đại biểu Dương Văn Thống tham gia ý kiến.

Trước đó, trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. 

Theo Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp lần này gồm 7 chương, 36 điều; trong đó có một số vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh lý. 



Nhất trí nhiều nội dung của dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Giàng A Chu - Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (ảnh) bày tỏ sự cần thiết phải ban hành luật này. Đại biểu cho rằng, uống rượu, bia ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và làm mất tư cách con người; có những hành vi làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân, cộng đồng và xã hội. Đã đến lúc chúng ta phải có hành lang pháp lý điều chỉnh, quản lý và kiểm soát vấn đề uống rượu, bia trong đời sống xã hội, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Về một số vấn đề cụ thể, đại biểu nêu ý kiến: Về chính sách của Nhà nước, cơ bản nhất trí như trong dự thảo nhưng cần sắp xếp lại cho hợp lý. Đề nghị hàng đầu phải là công tác tuyên truyền để làm cho người dân nhận thức đúng, nhận thức rõ tác hại của việc uống rượu, bia. Thứ hai là, chính sách nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào phòng chống tác hại rượu, bia thì đề nghị phải đưa lên trên chứ không phải đưa vào điểm cuối cùng như dự thảo. 

Đồng tình với việc có thể có hình thức tuyên dương, khen thưởng, đại biểu viện dẫn: "Thực tế một cơ quan hay địa phương, đơn vị nếu như lễ tết mà không xảy ra say rượu, gây gổ, tai nạn thì mừng lắm”. 

Về hành vi bị cấm, đại biểu cho rằng ở Khoản 7 thứ tự  cần đảo lại là "cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia, nhất là người chưa đủ 18 tuổi”.

Về nội dung thông tin, tuyên tuyên truyền phòng, chống tác hại của rượu, bia, Khoản 3 ghi rõ tác hại của rượu giả, bia giả chứ không để là rượu, bia giả. 

Cơ bản thống nhất về những nơi không được bán, không được uống rượu, bia, đại biểu Chu băn khoăn ở Khoản 6 của Điều 10 và Khoản 6 của Điều 19 đưa cả trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp là địa điểm không được uống rượu, bia là rất khó khả thi mà mới chỉ đảm bảo tính công bằng xã hội. Trụ sở cơ quan là nơi làm việc thì chỉ nên quy định không uống rượu, bia vào giờ làm việc hành chính.

Về rượu thủ công, đại biểu cho rằng nên chỉ quy định ở 1 điều thay cho quy định ở Điều 15, 17. Rượu tự nấu ở gia đình để dùng thì không nhất thiết phải báo cáo UBND xã mà chỉ báo cáo với trưởng thôn là được. "Còn rượu tự nấu để kinh doanh, để bán, tôi đồng tình phải có giấy phép của UBND xã về khối lượng, chất lượng và cam kết về an toàn thực phẩm; không cần phải có hợp đồng mua bán thì thực tế cũng không thực hiện được” - đại biểu Giàng A Chu cho ý kiến.

Minh Quang (lược ghi)

Các tin khác

Ngày 24/4, Đoàn giám sát số 1 của HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có cuộc giám sát chuyên đề thực hiện một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch tại huyện Lục Yên.

Một buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Tại Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã phối hợp tiếp xúc cử tri 5/9 huyện, thị, thành phố trong tỉnh với trên 1.600 cử tri tham dự. Qua đó, đã tiếp thu và tổng hợp 14 ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết. Đến nay đã có 12/14 ý kiến, kiến nghị được các Bộ, ngành Trung ương có văn bản trả lời. Báo Yên Bái xin gửi tới bạn đọc và cử tri trong tỉnh nội dung chi tiết các trả lời này!

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Lạng Sơn thực hiện nghi thức nhấn nút khai trương giao diện mới Báo Lạng Sơn điện tử.

Sáng 24/4, Báo Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024).

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên Bình làm tốt công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ phong trào Thi đua Quyết thắng.

Những năm qua, phong trào Thi đua quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Yên Bình đã được triển khai thực hiện thường xuyên, đồng bộ, toàn diện, có nội dung trọng tâm, có sức lan tỏa mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục