Yên Bái: Đột phá trong tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/10/2019 | 2:07:00 PM

YênBái - Là tỉnh miền núi, với trên 56% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ hết sức cơ bản, then chốt trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, có ý nghĩa chiến lược trong tạo nguồn cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các học viên lớp Đề án 11 tham gia khóa tập huấn về kỹ năng quản trị ở Tập đoàn LG Hải Phòng.
Các học viên lớp Đề án 11 tham gia khóa tập huấn về kỹ năng quản trị ở Tập đoàn LG Hải Phòng.

Qua rà soát, toàn tỉnh có gần 8.000 cán bộ là người DTTS, chiếm 30,6% tổng số cán bộ, công chức, viên chức của toàn tỉnh. Trong đó, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi người DTTS là 423 người; từ 35 - 45 tuổi là 290 người, (84% có trình độ đại học, 16% trình độ thạc sỹ; về trình độ lý luận chính trị, còn trên 63% chưa qua đào tạo). Có 77 cán bộ DTTS thuộc diện tỉnh quản, chiếm 18,2% tổng số cán bộ thuộc diện tỉnh quản. 

Trong đó, 19,5% cán bộ có trình độ chuyên môn trên đại học; 98,7% trình độ cao cấp lý luận chính trị. Cán bộ người DTTS độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi thuộc diện tỉnh quản là 17 người, 64,7% trình độ trên đại học, 100% trình độ cao cấp lý luận chính trị. 

Để chủ động một bước về đội ngũ cán bộ cho tỉnh, Đề án 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người DTTS thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 được xác định là bước đột phá mang tầm chiến lược của tỉnh về công tác cán bộ.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải có 3 cán bộ người DTTS được tham gia vào Đề án này. Lảo A Vàng, sinh năm 1985, chuyên viên Kho bạc Nhà nước huyện và Sùng Thành Công, sinh năm 1988, chuyên viên Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra Huyện ủy Mù Cang Chải là 2 trong số 45 cán bộ người DTTS của tỉnh đã vượt qua các vòng thi sát hạch nghiêm ngặt trúng tuyển tham gia Đề án 11-ĐA/TU. 

Với 2 cán bộ trẻ người dân tộc Mông này, Đề án 11-ĐA/TU thực sự là  cơ hội để mỗi cán bộ trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị, khả năng thực hành, kinh nghiệm thực tế, khẳng định năng lực bản thân, đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, phẩm chất, uy tín trước mỗi nhiệm vụ, công việc được giao. 

Sùng Thành Công bộc bạch: "Điều cảm nhận rõ nhất khi được tham gia Đề án này đó là sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của tỉnh đối với công tác cán bộ, nhất là việc tạo nguồn, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận. Trong đó, cái mà bản thân được lớn nhất từ các khóa học, khóa đào tạo bài bản, công phu của Đề án là những kiến thức thực tế bổ ích, những kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kỹ năng quản trị.... Đó cũng là những điều mà hầu hết cán bộ trẻ rất thiếu”. 

Ngoài 3 cán bộ người dân tộc được vinh dự tham gia Đề án 11-ĐA/TU của tỉnh, công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở được Đảng bộ huyện Mù Cang Chải rất chú trọng. 

Chỉ riêng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã có 290 cán bộ, công chức của huyện đã được tham gia các lớp đào tạo trình độ đại học, trong đó, cấp huyện có 26 cán bộ, công chức là người DTTS; cấp xã 146 người. Có trên 120 cán bộ người DTTS trong tổng số 243 cán bộ, công chức của huyện được cử tham gia các lớp đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp và trung cấp. 

Cùng một niềm vinh dự được tham gia Đề án, nữ cán bộ người dân tộc Tày Hà Phương Ngọc - chuyên viên Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh không giấu được niềm vui khi là thí sinh có số điểm trúng tuyển cao nhất trong số 45 cán bộ DTTS tham gia Đề án 11-ĐA/TU của tỉnh. 

Ngọc cũng là 1 trong số 10 cán bộ lớp cán bộ DTTS có tên  trong danh sách rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026 và các nhiệm kỳ tiếp theo để đưa ra Hội nghị cán bộ chủ chốt bỏ phiếu. 

Ngọc chia sẻ: "Với riêng em, được tham gia vào Đề án mang tính chiến lược về công tác cán bộ của tỉnh là một vinh dự lớn. Em hiểu cùng với đó là trách nhiệm, ý thức nỗ lực cống hiến, rèn luyện phấn đấu không ngừng để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, có phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới mà tỉnh đặt ra”. Được biết, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ III, năm 2019, Ngọc vinh dự là đại biểu chính thức, được đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen.

Mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 mà Đề án 11-ĐA/TU đặt ra là phấn đấu tỷ lệ cán bộ DTTS giữ các chức danh Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đạt từ 20 - 25% trong tổng số cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, tham gia cấp ủy viên cấp tỉnh đạt từ 20 - 25%...

Phạm Minh

Tags Yên Bái đột phá tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số

Các tin khác
Đoàn rước kiệu lên Đền Hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương dâng hương, hoa tại điện Kính Thiên (Đền Hùng, Phú Thọ) bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó thông qua 10 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết chứa quy phạm pháp luật, cho ý kiến lần đầu với 11 dự luật.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát hình sự Yên Bái thảo luận phương án bắt giữ tội phạm.

Ngày 18/4 hằng năm là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát hình sự. Đó là ngày tôn vinh những chiến sĩ cảnh sát mang trong mình tinh thần dũng cảm, mưu trí và phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên quyết đấu tranh với tội phạm về trật tự xã hội, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Tơ tằm là sản phẩm xuất khẩu mới của Trấn Yên nhưng đã chiếm tỉ lệ cao trong gias trị hàng hóa xuất khẩu của huyện

Theo đánh giá, hết quý I, huyện Trấn Yên đã có 19/33 chỉ tiêu đạt trên 25% so với chỉ tiêu giao tại Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy; 23/42 chỉ tiêu đạt trên 25% so với chỉ tiêu giao tại Kế hoạch số 168 của Huyện ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục