Vinacomin giảm sản lượng khai thác than trong quý I

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 8:00:56 AM

Sản lượng khai thác than quý I chỉ bằng 91,7% so với cùng kì năm 2013 do việc tách Tổng công ty Đông Bắc về Bộ Quốc phòng.

Vinacomin dự kiến khai thác và tiêu thụ 9 - 10 triệu tấn trong quý II/2014.
Vinacomin dự kiến khai thác và tiêu thụ 9 - 10 triệu tấn trong quý II/2014.

Doanh thu toàn Tập đoàn đạt 26.000 tỷ đồng

Tại cuộc họp báo quý I do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức chiều 17/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, trong quý I, toàn Tập đoàn đã sản xuất được 9,7 triệu tấn than, đạt 25,6% kế hoạch năm nhưng chỉ bằng 91,7% so với cùng kì năm 2013 do việc tách Tổng công ty Đông Bắc về Bộ Quốc phòng.

Theo đó, lượng than tiêu thụ trong quý I ước đạt 9,35 triệu tấn bao gồm 2,5 triệu thấn than xuất khẩu và 6,8 triệu tấn than tiêu thụ trong nước. Lượng than tồn kho đến cuối quý I ước còn 7,6 triệu tấn bao gồm 5,5 triệu tấn than sạch và 2,1 triệu tấn than nguyên khai và bán thành phẩm.

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Biên cũng thông tin về sản lượng các lĩnh vực sản xuất khác của Tập đoàn trong quý I bao gồm việc sản xuất Alumina đạt 113.000 tấn, tinh quặng đồng 12.017 tấn, đồng tấm 2.557 tấn và nhiều loại khoáng sản khác đều tăng từ 104% - 142% cùng kì năm 2013. Riêng sản xuất và tiêu thụ điện, Tập đoàn đạt 2.600 triệu kWh, bằng 105% so với cùng kì.

Với các giá trị sản suất đạt được trong quý I, Vinacomin đạt tổng doanh thu 26.000 tỷ đồng. Trong đó có 13.334 tỷ đồng doanh thu đạt được từ lĩnh vực khai thác than; tiếp theo là 3.200 tỷ đồng doanh thu từ sản xuất và bán điện; 1.526 tỷ đồng doanh thu từ sản xuất tiêu thụ khoáng sản, ngoài ra còn các lĩnh vực khác như vật liệu nổ và sản xuất cơ khí…

Trong quý I, Vinacomin đảm bảo việc làm cho 126.000 lao động với thu nhập trung bình đạt 7,7 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên tổng giá trị đầu tư trong quý I của Tập đoàn lại đạt thấp chỉ có 2.455 tỷ đồng, bằng 10,1% kế hoạch năm và bằng 83% so với cùng kì năm 2013. Trong đó, khối lượng đào lò và xây dựng cơ bản chỉ đạt 7.614 mét, bằng 23,1% kế hoạch năm.

Cũng trong quý I, Tập đoàn huy động vốn ngắn hạn bình quân 3.000 tỷ đồng và 45 triệu USD để thanh toán tiền than và thanh toán cho các dự án Bauxite, Amon Nitrats… Huy động vốn trung hạn 1.000 tỷ đồng và kí hợp đồng khoản vay 300 triệu USD với SMBC cho dự án Bauxite Alumin Nhân Cơ.

Hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2014, thoái vốn sở hữu xuống dưới 36%

Theo đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định 314/QĐ-TTg ngày 7/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn đã hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng chuyên môn hóa, tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh chính.

Tính từ đầu năm 2014, Tập đoàn đã giải thể 9 công ty TNHH MTV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất than để chuyển thành chi nhánh của TKV hoạt động ổn định. Trong số 8 đơn vị được quyết định cổ phần hóa, Tập đoàn đã tiến hành cổ phần hóa được 2 công ty và tiến hành chuyển sang mô hình công ty cổ phần với 6 công ty còn lại từ 1/1/2015.

Ông Nguyễn Văn Biên cho biết, Tập đoàn đã quyết định lấy giá trị của doanh nghiệp từ thời điểm ngày 31/3/2014 là thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Hiện nay các đơn vị đang tích cực triển khai và cùng với đó là tìm các đối tác chiến lược cho các Tổng Công ty lớn. Với tiến độ thực hiện, Tập đoàn dự kiến đặt mục tiêu trong năm 2014, chậm nhất là đầu năm 2015 sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn bộ 8 đơn vị.

Đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại các công ty không thuộc ngành nghề chính đã cổ phần hóa từ mức sở hữu chi phối xuống dưới mức 36% và đã thoái vốn vào các lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng, hạ tầng.

Theo kế hoạch của Tập đoàn, dự kiến trong quý II, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm, Tập đoàn phấn đấu 6 tháng đạt 50% - 52% các chỉ tiêu kế hoạch năm. Trong đó than tiêu thụ quý II dự kiến đạt 9 - 10 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 1,5 - 2 triệu tấn, bán trong nước dự kiến 7,5 - 8 triệu tấn.

Bên cạnh đó Tập đoàn đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đồng tấm. Đảm bảo ổn định sản xuất 135.000 tấn Alumina, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự án nhà máy Nhân Cơ trong quý IV/2014.

Tập đoàn cũng duy trì công suất các nhà máy điện, phấn đấu đạt sản lượng điện sản xuất và tiêu thụ đạt 2.600 triệu kWh trong quý II; tăng lương cho người lao động, nhất là lao động hầm lò đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng.

(Theo VOV)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục