Văn Chấn phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/4/2014 | 9:35:23 AM

YBĐT - Nếu như năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn (Yên Bái) mới đạt 271 tỷ đồng thì năm 2012 đã đạt 354 tỷ đồng và năm 2013 là 425 tỷ đồng. Hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo việc làm cho trên 2.000 lao động, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Lĩnh vực sản xuất, chế biến chè chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp của Văn Chấn.
Lĩnh vực sản xuất, chế biến chè chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp của Văn Chấn.

Phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, Văn Chấn đang tích cực thu hút doanh nghiệp đến các khu công nghiệp. Hiện nay, Cụm công nghiệp Sơn Thịnh đã triển khai xong các hạng mục: cấp điện, cấp nước, đường nội bộ; đang lập hồ sơ mở tuyến đường vào Cụm công nghiệp, tổng kinh phí ước trên 30 tỷ đồng.

Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Hiện nay, Cụm công nghiệp Sơn Thịnh đã có 5 doanh nghiệp đăng ký thuê đất, tổng diện tích là 18,25ha. Trong đó, có 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đi vào hoạt động gồm: Công ty TNHH Đại Hoa, Công ty TNHH Thịnh Đạt, Công ty TNHH Thạch Sơn với tổng diện tích thuê đất là 4,98ha và nguồn vốn đầu tư là 72,3 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang - dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chì kim loại 40.000 tấn/năm là 10,3ha/15ha xin thuê, tổng vốn đầu tư của dự án 885 tỷ đồng.

Hiện nay, doanh nghiệp đã đền bù giải phóng mặt bằng với kinh phí là 5,6 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp) và đang triển khai xây dựng dự án. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đôn đốc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam làm thủ tục xin thuê đất - dự án đầu tư nhà máy chế biến đá ốp lát công suất 1,2 triệu - 1,5 triệu m2/năm, diện tích đất xin thuê 2,97ha... ông Hợp bổ sung thêm.

Theo thống kê mới nhất, hiện nay, Văn Chấn có 57 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè, chiếm 35,6% số lượng doanh nghiệp của địa phương. Huyện xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực. Việc chăm sóc, cải tạo diện tích chè hàng năm đều được quan tâm, năm 2013 đã cải tạo được 310ha và năm 2014 phấn đấu cải tạo 610ha.

Để có cơ sở thu hút giới đầu tư đến với địa phương, trong định hướng phát triển kinh tế của mình, Văn Chấn tập trung vào các vùng nguyên liệu như: chè, gỗ rừng trồng - đây là hai thế mạnh của huyện. Trong đó, riêng lĩnh vực chế biến chè đã chiếm 60% giá trị sản xuất công nghiệp của Văn Chấn.

Theo thống kê mới nhất, hiện nay, Văn Chấn có 57 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè, chiếm 35,6% số lượng doanh nghiệp của địa phương. Huyện xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực. Việc chăm sóc, cải tạo diện tích chè hàng năm đều được quan tâm, năm 2013 đã cải tạo được 310ha và năm 2014 phấn đấu cải tạo 610ha.

Nhìn vào tình hình sản xuất kinh doanh chè của người dân và doanh nghiệp thì năm 2013 là năm ngành chè nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè của Văn Chấn tiếp tục gặp nhiều khó khăn: nắng nóng kéo dài, mưa ít, cây chè sinh trưởng phát triển kém, trên thị trường giá cả một số vật tư như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tăng cao, người dân không có điều kiện đầu tư, chăm sóc, do vậy năng suất đạt thấp.

Mặt khác, do cách thu hái của người dân chưa đúng kỹ thuật và thường diễn ra ồ ạt làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng của cây chè và sản xuất của doanh nghiệp vì đến vụ thu hái, sản lượng chè chỉ tập trung vào một vài ngày, khi đó các đơn vị sản xuất rơi vào tình trạng quá tải, sau đó hết nguyên liệu thì lại ngồi chơi, gây gián đoạn sản xuất của các doanh nghiệp, làm cho chi phí sản xuất tăng cao, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Tuy nhiên, với hơn 4.300ha chè, sản lượng chè năm 2013 của Văn Chấn vẫn đạt trên 44.000 tấn, giá trị sản xuất chế biến chè của các doanh nghiệp đạt 295,6 tỷ đồng. Cùng với thế mạnh trong chế biến chè thì khai thác, chế biến khoáng sản cũng là yếu tố quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của Văn Chấn. Hiện trên địa bàn huyện có 25 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, doanh thu của các doanh nghiệp đạt 101 tỷ đồng.

Với những kết quả đã đạt được, năm 2014, Văn Chấn phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 850 tỷ đồng, trong đó: sản xuất công nghiệp quốc doanh 355 tỷ đồng, ngoài quốc doanh 495 tỷ đồng. Với mục tiêu tăng trưởng gần gấp hai lần năm 2013 đòi hỏi huyện phải có những giải pháp mạnh để thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Bên cạnh đó, Nhà máy Thủy điện Văn Chấn năm 2014 đã đi vào hoạt động ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến đạt trên 300 tỷ đồng cùng với các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Sơn Thịnh đi vào hoạt động sẽ tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp của Văn Chấn.

 Anh Dũng

Các tin khác
Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình khen thưởng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Sáng 20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trên địa bàn huyện năm 2024.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục