Sớm có chế tài xử lý doanh nghiệp chậm chi trả phí dịch vụ môi trường rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/4/2014 | 2:47:17 PM

YBĐT - Năm 2011, tỉnh Yên Bái bắt đầu thực hiện chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) với gần 200 nghìn héc ta rừng nằm trong khu vực được chi trả. Qua đó, đã có hàng ngàn chủ rừng được hưởng lợi, góp phần nâng cao thu nhập, bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.

Rừng nguyên sinh Chế Tạo (Mù Cang Chải). (Ảnh: Thanh Hương)
Rừng nguyên sinh Chế Tạo (Mù Cang Chải). (Ảnh: Thanh Hương)

Để nhanh chóng đưa chính sách vào cuộc sống, trên cơ sở các hướng dẫn của trung ương, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) của tỉnh đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng, Ban chi trả DVMTR rừng cấp huyện chi trả cho các chủ rừng đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy định.

Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp cho biết: “Đây đang là giai đoạn đầu thực hiện chính sách, nhằm triển khai sâu rộng đến các tổ chức, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ về chính sách chi trả DVMTR, Quỹ BV&PTR đã phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền. Cụ thể, phối hợp thực hiện 16 bài viết đăng tải trên Báo Yên Bái, 1 phóng sự phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Ngoài ra, đơn vị còn xây dựng 10 bảng tuyên truyền về chính sách tại huyện Mù Cang Chải, in 20.000 bộ tài liệu tuyên truyền để cấp phát cho các chủ rừng”.

Công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chi trả tại các địa phương cũng được quan tâm. Trong năm 2013, Quỹ BV&PTR đã tổ chức 2 hội nghị triển khai hướng dẫn các chủ rừng về công tác lập kế hoạch chi trả tiền DVMTR và hướng dẫn nghiệm thu, thanh toán nhằm nâng cao năng lực cho các chủ rừng đảm bảo đúng quy định.

Cuối năm 2013 và trong quý I năm 2014, Quỹ đã thanh toán tiền DVMTR cho 100% đơn vị chủ rừng nằm trong diện chính sách được chi trả với tổng số tiền trên 29 tỷ đồng. Cũng trong quý I năm 2014, Quỹ đã thu trên 900 triệu đồng còn nợ đọng năm 2013 của Thủy điện Hồ Bốn, Thủy điện Mường Kim và Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Yên Bái.

Tuy nhiên, số nợ từ các năm trước của các đơn vị vẫn còn trên 11 tỷ đồng, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác thanh quyết toán cũng như lợi ích của chủ rừng.

 

Cán bộ kiểm lâm huyện Trạm Tấu tuyên truyền công tác bảo vệ và phát triển rừng cho người dân ở cơ sở.

Theo lãnh đạo Chi cục Phát triển lâm nghiệp, năm 2011 và 2012, giá mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không xác định tiền DVMTR mặc dù Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công thương yêu cầu EVN điều chỉnh lại hợp đồng mua bán điện với các doanh nghiệp sản xuất thủy điện và hoàn thành việc chi trả tiền DVMTR năm 2011, 2012.

Song đến nay, EVN vẫn chưa thực hiện, dẫn đến các nhà máy thủy điện trên địa bàn chưa có nguồn để trả cho Quỹ BV&PTR. Cũng do chưa có chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị không nộp hoặc chậm nộp tiền DVMTR theo quy định, dẫn đến việc thu tiền Quỹ gặp nhiều khó khăn.  

Năm 2014, kế hoạch của Quỹ BV&PTR tiếp nhận và thu ủy thác tiền DVMTR là 33,3 tỷ đồng. Để hoàn thành và nâng nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác chi trả DVMTR, các Bộ, ngành Trung ương cần sớm xây dựng chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp chậm chi trả tiền DVMTR.

Đồng thời, tỉnh Yên Bái cũng cần kiện toàn bộ máy của Quỹ BV&PTR sang hoạt động chuyên trách, tránh mô hình hoạt động theo chế độ cán bộ kiêm nhiệm như hiện nay, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyên môn của Quỹ. 

 Anh Dũng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục