Trang trại bò sữa đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/7/2014 | 8:03:33 AM

Ngày 18/7, trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại thị xã Thái Hòa, Nghệ An chính thức được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực hành Nông nghiệp tốt Toàn cầu (Global G.A.P.).

Ông Richard De Boer, đại diện Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion (Hà Lan) trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.) cho trang trại của Vinamilk.
Ông Richard De Boer, đại diện Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion (Hà Lan) trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.) cho trang trại của Vinamilk.

Trang trại Nghệ An của Công ty Bò sữa Việt Nam (thuộc Vinamilk) bắt đầu triển khai tiêu chuẩn Global G.A.P. từ tháng 9/2013. Sau 8 tháng thực hiện, Trang trại Nghệ An đã được tổ chức này đánh giá đạt chuẩn và chứng nhận. Công ty đang tiếp tục triển khai đánh giá Tiêu chuẩn GlobalG.A.P. cho toàn bộ các trang trại còn lại của Vinamilk trên toàn quốc.

Trước đó, hệ thống 5 trang trại của Vinamilk đều đã đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas (Pháp) cấp.

Việc trang trại Nghệ An áp dụng và đạt chứng nhận quốc tế Global G.A.P. sẽ giúp Vinamilk ngày càng tạo được niềm tin cho khách hàng; nâng cao uy tín và khả năngcạnh tranh trên thị trường; nâng tầm của Vinamilk trên thị trường; đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ở những thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ; là điểm thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng và đấu thầu; là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp; đáp ứng quy định của Nhà nước và các nước dự tính bán hàng trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3.000.000 (3 triệu) ly sữa.

Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ long trọng này, bà Đinh Thị Lệ Thanh - PCT UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: “Thành tích mà Vinamilk đạt được trong những năm vừa qua và đặc biệt được một tổ chức uy tín của Quốc tế công nhận trang trại đầu tiên của Đông Nam Á đạt chuẩn Quốc tế. Điều này đã khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi tập trung phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhằm phát triển ngành chăn nuôi trong nước gắn với xóa đói giảm nghèo, tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam”.

Bên cạnh đó bà Đinh Thị Lệ Thanh chia sẻ: “Mô hình trang trại bò sữa gắn với nhà máy công nghiệp chế biến sữa đầu tiên đã được Vinamilk đầu tư rất sớm gần 10 năm nay đã đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách tỉnh Nghệ An, góp phần giúp đỡ cho nông dân phát triển chăn nuôi trồng trọt nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Việc Vinamilk được Quốc tế công nhận trang trại đầu tiên của Đông Nam Á đạt chuẩn Global G.A.P đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp và công nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam, khẳng định ngành nông nghiệp Việt Nam đã xứng tầm khu vực và vươn ra Thế giới để đạt được những chứng nhận có giá trị toàn cầu.

Global G.A.P. là công cụ quản lý trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về chất lượng sản phẩm, về sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao được chất lượng và giá trị sản phẩm từ đó sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giàu cho người nông dân và phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục