Xăng dầu tăng giá liên tiếp đẩy chỉ số CPI tháng 7 leo thang

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/7/2014 | 1:50:18 PM

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 4,94% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng 12 năm 2013, CPI tăng 1,62%.

Tháng 7, giá lương thực giảm mạnh còn giá thực phẩm lại tăng.
Tháng 7, giá lương thực giảm mạnh còn giá thực phẩm lại tăng.

Đáng chú ý, trong tháng 7, do lực đẩy từ việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu các loại (ngày 23/6/2014 và 7/7/2014), chỉ số giá nhóm giao thông đã tăng cao nhất ở mức 0,44% so với tháng trước.

Tính từ cuối năm trước, giá xăng đã tăng liên tục 6 lần với mức tăng tổng cộng 1.800 đồng/lít, là nhân tố chính đẩy chỉ số giá nhóm giao thông tăng 3,2% sau 7 tháng, trở thành nhóm có mức tăng cao nhất trong các nhóm hàng tính chỉ số.

Tăng mạnh thứ hai thuộc về nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt với mức tăng 0,43% so với tháng trước, trong đó giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng từ ngày 1/6/2014 và thời tiết nắng nóng khiến lượng tiêu thụ điện và nước tăng cao hơn ngày thường.

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất cũng có mức tăng đáng kể 0,26%, trong đó lương thực giảm 0,63%, thực phẩm tăng 0,58% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,09% so với tháng trước.

Các nhóm hàng khác tăng nhẹ, duy có nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm tháng thứ 7 liên tiếp ở mức giảm 0,01% so với tháng trước.

Mức tăng CPI tháng 7 của cả nước tuy cao hơn hẳn mức tăng của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM đã công bố trước đây vài ngày nhưng vẫn thấp hơn mức tăng CPI cả nước trong tháng 6 (0,30%).

Trong tháng, hai mặt hàng vàng và đô la Mỹ (không tính trong chỉ số giá) đã cùng tăng so với tháng trước ở các mức tương ứng là 1,38% và 0,36%.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh kiểm định cân được sử dụng trong mua bán tại chợ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Từ năm 2024, bên cạnh việc kiểm định các phương tiện đo: công tơ điện, cân ô tô, thiết bị X quang… các loại cân (phương tiện đo nhóm 2) tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin và khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh kiểm định thường xuyên, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục