Giải cứu chè Shan tuyết khỏi mối xông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/8/2014 | 9:12:25 AM

YBĐT - Vài năm trở lại đây, chè Shan tuyết trên địa bàn tỉnh bị sâu bệnh, nhất là tình trạng mối xâm hại, làm một số diện tích chè bị chết hoặc sinh trưởng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này ngày càng phát triển: do người dân chăn thả gia súc khiến cho gốc chè quang; do gốc chè không giữ được độ ẩm thích hợp đã tạo điều kiện cho mối phát triển…

Đặt hộp nhử mối vào thân cây chè.
Đặt hộp nhử mối vào thân cây chè.

Anh Trang A Páo ở Bản Mới của xã Suối Giàng (Văn Chấn) cho biết: “Nhà mình thu nhập chủ yếu nhờ cây chè. Trước đây thu nhập khá, nay đã giảm đi rất nhiều chỉ vì bị mối gây hại. Ban đầu, mối hại ở gốc, sau đó leo lên thân cây, làm cây chè khô dần, sau đó mối sẽ ăn sâu vào trong làm chè chết. Mình cũng đã mua thuốc sâu về để diệt nhưng chỉ có những con mối ở bên ngoài chết thôi, còn những con ở bên trong cây chè không chết được nên mình chẳng biết làm thế nào để diệt”.

Ông Giàng A Đằng - Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng chia sẻ: “Cây chè là nguồn thu chính của người dân Suối Giàng. Đứng trước tình hình khó khăn này, chúng tôi rất mong muốn các cơ quan chuyên môn sớm có những biện pháp cụ thể để khắc phục được tình trạng mối xông cây chè”.

Được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái phối hợp với Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình tiến hành điều tra, đánh giá tác hại của mối gây ra và thu thập mẫu mối tại một số vùng chè Shan tuyết, cụ thể tại xã Suối Bu, Suối Quyền, Suối Giàng (Văn Chấn) và xã Phình Hồ (Trạm Tấu) trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2013. Theo kết quả thống kê cho thấy, các điểm điều tra tại xã Suối Giàng có tỷ lệ mối gây hại cao nhất là 28,9% và trung bình các điểm điều tra, tỷ lệ này là 26,4%.

Thạc sỹ Lê Viết Bảo - Trưởng khoa Trồng trọt, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phòng, chống mối phá hoại vùng chè Shan tuyết trên địa bàn tỉnh Yên Bái” cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành thu thập được gần 80 mẫu mối tại bốn địa điểm là xã Suối Bu, Suối Quyền, Suối Giàng của huyện Văn Chấn và xã Phình Hồ của huyện Trạm Tấu. Riêng tại xã Suối Giàng, chúng tôi tiến hành thu thập theo tuyến điều tra dài 100m, thu thập mối trên cây chè và trong đất ở độ sâu từ 0 - 20cm với tổng số mẫu 50 mẫu tại 3 thôn Pang Cáng, Giàng B và Bản Mới. Tại bốn điểm điều tra cũng đã xác định được 8 loại mối gây hại khác nhau, trong đó tại xã Suối Bu có 4 loại, xã Suối Quyền có 5 loại, xã Phình Hồ có 3 loại và xã Suối Giàng có đủ 8 loại mối gây hại”.

Thạc sĩ Bảo cũng cho biết thêm: "Với phạm vi và quy mô của đề tài, chúng tôi đã xác định được 8 loại mối gây hại. Tuy nhiên, hiện chúng tôi chưa xác định được thức ăn của các loại mối này, biện pháp phòng trừ riêng cho từng loại mối gây hại cũng như chưa xác định được mức độ gây hại, ảnh hưởng của từng loại đối với chè Shan tuyết. Vì vậy, chúng tôi cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trong thời gian tới".

Qua nhiều lần nghiên cứu thực tế, nhóm thực hiện đề tài đã áp dụng 5 công thức phòng trừ mối khác nhau (đặt hộp nhử mối vào những cây chè bị mối bò gây hại). Trong đó, công thức thứ 5 áp dụng đặt trực tiếp vào gốc chè cho kết quả cao nhất về số lượng mối có trong hộp nhử, đạt kết quả 92,3% trong thời gian 28 ngày.

Qua kết quả nghiên cứu đã đưa ra được một số biện pháp kỹ thuật cụ thể như: biện pháp thủ công vệ sinh gốc, thân và cành chè hàng năm, không để rêu, nấm bám trên cây chè; không để mối leo lên thân cây chè; dùng thuốc xử lý: đặt hộp nhử trực tiếp tại các gốc chè có sự xuất hiện của mối, sử dụng hộp nhử bằng gỗ thông hoặc hộp nhử bằng gỗ bồ đề, sử dụng thuốc Metavian 90DP để xử lý lây nhiễm mối kết hợp thuốc Metavina 10DP để tạo hàng rào bảo vệ cho cây chè; biện pháp canh tác như trồng dặm cho nương chè để đảm bảo mật độ, đốn tỉa, tạo hình cho cây chè thông thoáng đúng yêu cầu kỹ thuật, tăng cường bón phân hữu cơ như phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu.

Thạc sĩ Bảo cho biết thêm, ngoài những biện pháp kỹ thuật đã đề xuất, trong thời gian sắp tới, nhóm vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm những phương pháp cụ thể để khắc phục tối đa tình trạng mối gây hại chè Shan tuyết. Bên cạnh đó, nhóm cũng mong muốn, chính quyền địa phương phối hợp, tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về chăm sóc, đốn, hái, bón phân hữu cơ... đúng yêu cầu kỹ thuật, giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu.

Phạm Ngọc

Các tin khác
Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục