Đồng Khê bứt phá từ nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/8/2014 | 2:15:51 PM

YBĐT - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Khê (Văn Chấn) đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế bằng việc vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hàng năm, xã giảm được 5% hộ nghèo; tăng trưởng kinh tế đạt trên 11%.

Lãnh đạo xã Đồng Khê kiểm tra chất lượng chè trước khi thu hoạch.
Lãnh đạo xã Đồng Khê kiểm tra chất lượng chè trước khi thu hoạch.

Là xã kinh tế thuần nông, đời sống của trên 1.400 hộ đồng bào Kinh, Tày hàng năm thu nhập chính từ cây lúa, chè, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Làm gì để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân là câu hỏi đặt ra với những người “đứng mũi chịu sào” của địa phương. Để bứt phá về lĩnh vực nông - lâm nghiệp, hàng năm, xã đã cùng các tổ chức đoàn thể tổ chức gần 30 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho trên 1.000 hộ tham gia.

Việc gieo cấy của Đồng Khê vụ đông xuân, vụ mùa với 100% diện tích bằng các giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao; hàng năm đưa vào cải tạo từ 20ha đến 30ha chè bằng giống chè LDP2; tận dụng đất đồi, đất soi bãi đưa vào trồng, ngô, sắn kết hợp với phát triển đàn gia súc, gia cầm bằng các mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn trên 50 con lợn và gần 500 con gà/lứa.

Tất cả 14 thôn đều được xã phân công cụ thể cho các đoàn thể phụ trách, thực hiện đôn đốc, kiểm tra việc gieo cấy theo đúng khung thời vụ, tăng cường tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm gắn với tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất.

Hiện nay, 177ha lúa đông xuân của xã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật đã cho năng suất từ 57 tạ/ha năm 2011 lên 68 tạ/ha năm 2014; vụ mùa gieo cấy 186,7ha, năng suất từ 50 tạ/ha nâng lên 57 tạ/ha. Diện tích cây vụ 3 trồng trên đất 2 vụ lúa, hàng năm, xã đưa vào trồng trên 80ha các loại đỗ, khoai tây, rau màu. Tận dụng đất đồi, soi bãi, nhân dân đưa vào trồng ngô cả năm đạt 220ha, sắn 100ha. Sản lượng chè búp tươi của địa phương hàng năm cho thu hái đạt gần 800 tấn/năm.

Đối với Đồng Khê, những năm gần đây, chăn nuôi cũng được nhiều hộ đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng các mô hình VAC, chủ động phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, địa phương có trên 100 hộ gia đình chăn nuôi với quy mô trên 10 con lợn, gần 200 con gà và trâu, bò, nuôi cá… thu nhập trên 60 triệu đồng/hộ/năm, góp phần đưa đàn gia súc, gia cầm đạt 387 con trâu, 176 con bò, 267 con ngựa, gần 5.000 con lợn và trên 20.000 con gia cầm các loại.

Đồng chí Hoàng Ngọc Xanh - Chủ tịch UBND xã Đồng Khê cho biết: “Phát huy tốt tiềm năng, nội lực của địa phương đã góp phần giúp cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn của xã có nhiều khởi sắc. Xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ gần 40% năm 2011 xuống còn 26% năm 2014 và tỷ lệ hộ khá, giàu đạt gần 30%. Thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng đến nay đạt trên 12 triệu đồng/người/năm; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 98% số hộ có xe máy và phương tiện nghe nhìn; 100% trẻ em trong độ tuổi đều được cắp sách đến trường. Nhiều năm nay, xã không còn hộ đói. Mục tiêu phấn đấu mỗi năm, xã giảm 5% hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra”.

Về Đồng Khê, chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo xã đưa đi thăm nhân dân các thôn Ao Sen, Bản Tạo, Gốc Ván. Mấy anh cán bộ xã cho biết thêm: “Dân Đồng Khê bây giờ chăm chỉ, chịu khó lắm, sáng sớm đã vác cuốc ra đồng, buổi chiều khi trời sẩm tối mới về. Hiện nay, đất ruộng nước làm 3 vụ của xã đã đạt giá trị kinh tế trên 110 triệu đồng/ha/năm.

Đảng bộ, chính quyền xã cũng đặc biệt quan tâm tạo việc làm cho học sinh khi tốt nghiệp cấp III. Lãnh đạo xã cùng các tổ chức đoàn thể phối hợp với Trung tâm Dạy nghề của huyện, của tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đến nay, gần 300 thanh niên đã được tuyển vào làm tại các công ty may, giầy da, làm thợ cơ khí và các ngành nghề khác ở Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương… với mức thu nhập trung bình từ 6 triệu đồng đến trên 10 triệu đồng/người/tháng.

Đồng Khê đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, từng bước đưa địa phương ngày càng phát triển toàn diện, vững chắc.

Thạch Phong

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục