Nhiều doanh nghiệp vượt khó

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/8/2014 | 9:06:11 AM

YBĐT - Hiện, toàn tỉnh Yên Bái có trên 1.270 doanh nghiệp, trong đó trên 640 công ty TNHH, 300 công ty cổ phần, 280 doanh nghiệp tư nhân, 20 doanh nghiệp FDI và 17 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp này ngoài giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương còn tích cực đóng góp nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng bằng khen cho các doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu năm 2013.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng bằng khen cho các doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu năm 2013.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh vẫn trong tình trạng bị áp lực của lãi suất tiền vay và việc huy động vốn. Mặc dù cơ chế nới lỏng tín dụng của hệ thống ngân hàng, lãi suất ngân hàng đã thực hiện song việc tiếp cận các nguồn vốn vay cho đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế.

Giá nguyên, nhiện liệu đầu vào có nhiều biến động nhưng giá bán sản phẩm không tăng tương ứng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, lượng hàng tồn kho lớn, đặc biệt là sản phẩm chè của một số doanh nghiệp lớn như Công ty Chè Yên Bái tồn 117,2 tấn; Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ 257 tấn; Công ty cổ phần Chè Liên Sơn 41 tấn; Công ty cổ phần Chè Trần Phú 173 tấn... Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu do giá cao dẫn đến giá thành đầu vào cao, giá đầu ra lại thấp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và ổn định sản xuất, cùng với những giải pháp, chính sách của Chính phủ, tỉnh đã triển khai tốt Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. Cụ thể đó là các giải pháp về giảm lãi suất cho vay; cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với sản xuất, kinh doanh hàng xuất, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, xử lý các tồn đọng về tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ các khoản phải nộp ngân sách đối với các doanh nghiệp nợ thuế do nguyên nhân bất khả kháng hoặc thực hiện tốt việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1/7/2007 theo quy định…

Ngành thuế với chức năng của mình đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh nông, lâm sản, khai thác khoáng sản phù hợp với từng địa bàn dân cư; tăng cường công tác  tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế cho người nộp thuế…

Ông Nguyễn Trương Lương - Kế toán trưởng Tổng Công ty Hòa Bình Minh cho biết: “Thời gian qua, giá cả của các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao, tiền lương tối thiểu và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tăng, trong khi giá bán giảm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn của đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp đã chủ động tăng cường công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên đã hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra với mức tăng trưởng khá, doanh thu hàng năm của cả hệ thống đạt từ 4.500- 5.000 tỷ đồng (riêng tại Yên Bái trên 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 16 tỷ đồng) bảo đảm việc làm với thu nhập ổn định cho 2.185 lao động và thực hiện tốt các chính sách, chế độ cho người lao động.”

Các thành phần kinh tế trên địa bàn đã nỗ lực để từng bước bắt nhịp và thích ứng với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã chung tay đóng góp một phần quan trọng vào việc duy trì  sự ổn định các vấn đề xã hội và phát triển của nền kinh tế, tạo nguồn thu lâu dài và tăng thu cho ngân sách của tỉnh. Nhờ đó, năm 2013, tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 1.113  tỷ đồng, bằng 127% dự toán Trung ương giao và bằng 106% dự toán phấn đấu; các khoản thu từ thuế, phí đạt 917 tỷ đồng; thu từ tiền giao đất đạt 196 tỷ đồng. Trong 10 đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu thì có 9 đơn vị thu vượt dự toán, gồm: Mù Cang Chải 76%, Trạm Tấu 50%, Văn Yên 23%, Nghĩa Lộ 14%, thành phố Yên Bái 12%...

Trong hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách năm 2013, nổi lên có Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà nộp gần 47,7 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu Yên Bái trên 41,3 tỷ đồng; Chi nhánh Viettel Yên Bái - Tập đoàn Viễn thông  Quân đội Viettel gần 19,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Tổng công ty Hòa Bình Minh 16,1 tỷ đồng; Viễn thông Yên Bái 10,6 tỷ đồng; Công ty cổ phần Thủy điện Văn Chấn 7,8 tỷ đồng; Nhà máy khai thác đá Marble 4,5 tỷ đồng...

Trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân cũng đã có hàng chục cá nhân có đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước như ông Lee Wee Keng - Công ty Liên doanh Canxi Cacbonat YBB nộp 413 triệu đồng; bà Đỗ thị Hồng - Công ty TNHH đá cẩm thạch R.K Việt Nam 179 triệu đồng; ông Kamal Kumar Sogani - Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam 127 triệu đồng; ông Nguyễn Quang Thắng - Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà 135 triệu đồng…

Do có nhiều thành tích trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế, năm 2013, Cục Thuế Yên Bái đã trình lên các cấp khen thưởng cho 64 tổ chức, cá nhân tiêu biểu, trong đó có 5 tổ chức và cá nhân được Bộ Tài chính tặng bằng khen; 9 tổ chức và cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen; 18 tổ chức và cá nhân được Tổng cục Thuế tặng giấy khen cùng 32 tổ chức, cá nhân được Cục Thuế tỉnh tặng giấy khen.

Quang Thiều

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục