Chủ động phòng chống sâu bệnh cho lúa mùa

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/9/2014 | 9:08:14 AM

YBĐT - Qua gần 4 tháng xuống giống, đến nay, trên 21.000ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã bước vào giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, thời điểm này, có hàng nghìn héc-ta lúa hè thu bị nhiễm sâu bệnh, đáng chú ý, nông dân đang phải đối mặt với rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa với mật độ cao. Nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời, dịch sẽ còn tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, sản lượng.

Đồng bào Thái xã Hạnh Sơn (Văn Chấn) làm đất gieo cấy vụ đông.
(Ảnh: Đức Hồng)
Đồng bào Thái xã Hạnh Sơn (Văn Chấn) làm đất gieo cấy vụ đông. (Ảnh: Đức Hồng)

Bước vào sản xuất lúa hè thu năm nay, nhà nông gặp nhiều khó khăn như: thời vụ cần phải đẩy nhanh, diễn biến thời tiết phức tạp, giá phân bón và vật tư nông nghiệp tiếp tục tăng. Nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của nông dân, toàn tỉnh đưa vào gieo cấy 21.043ha lúa mùa, tăng 493ha so với kế hoạch. Ngay sau khi gieo cấy hết diện tích, ngành nông nghiệp, các huyện, thị đã chỉ đạo nông dân tập trung chăm sóc, nhờ vậy cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

 Đến nay, trà 1 đang trong giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi - thu hoạch; trà 2 đang trong giai đoạn đòng - tro  ngậm sữa. Dự kiến sẽ có khoảng trên 9.000ha lúa hè thu sớm thu hoạch để sản xuất cây vụ đông. Tuy nhiên, từ tháng 8 đến nay, tình hình sâu bệnh hại lúa mùa đang ở mức báo động.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến ngày 10/9, toàn tỉnh có 521ha lúa hè thu bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ trung bình 750 con/m2, nơi cao 3.500 con/m2, cục bộ 7.000 con/m2, tập trung nhiều ở các huyện Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên. Những diện tích lúa nhiễm rầy nếu không được phát hiện và phòng trừ kịp thời thì khả năng gây cháy rầy trên diện hẹp, đặc biệt trên các diện tích phun trừ cuốn lá nhỏ kém hiệu quả.

Thời điểm này, bệnh khô vằn cũng đang hoành hành ở nhiều địa phương với diện tích là 997ha, tập trung ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên. Mặc dù bệnh dễ nhận diện và có thuốc đặc trị nhưng nếu không phát hiện và phòng trị kịp thời hay phòng trị không đúng cách, năng suất có thể giảm đáng kể. Ngoài ra, còn một số bệnh như: sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại ở vùng cao.

Trước diễn biến sâu bệnh hại lúa có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã thường xuyên thông báo tình hình sâu bệnh hại lúa. Các huyện, thị cũng có công văn chỉ đạo các địa phương, nông dân tăng cường phòng trừ sâu, bệnh, đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng. Chi cục còn tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở cùng với cán bộ khuyến nông các huyện, thị triển khai các biện pháp tổ chức chỉ đạo phòng trừ, nhiều diện tích có mật độ rầy cao đã được phòng trừ 2 - 3 lần. Nhờ vậy, các huyện, thị đã khống chế được sâu, bệnh, giảm thiểu tối đa thiệt hại đến năng suất.

Ông Hà Đình Đô - Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Nghĩa Lộ cho biết: “Vụ hè thu năm nay, trên địa bàn thị xã, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, thời kỳ cao điểm có trên 50ha lúa hè thu nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Trạm đã thường xuyên cử cán bộ phối hợp với tổ trưởng các tổ dân phố, thôn bản đi thăm đồng, phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ đồng thời thường xuyên dự báo thời gian sâu bệnh phát sinh qua các bản tin, loa truyền thanh cho người dân. Nhờ đó, dịch bệnh trên cây lúa được khống chế. Đến nay, nhiều diện tích lúa hè thu đã cho thu hoạch, không ảnh hưởng đến năng suất lúa”.

Bà Hoàng Yến - Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: "Nhờ thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh và có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời nên dịch bệnh trên lúa mùa đã được không chế. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong thời gian tới, nhà nông cần đề phòng tập đoàn rầy, chuột, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, khô vằn”.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nông dân cần tích cực thăm đồng, chủ động phát hiện kịp thời sâu bệnh hại lúa, có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Các địa phương cần nhanh chóng khoanh vùng diện tích nhiễm rầy, sâu cuốn lá cao; chuẩn bị đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ nông dân kịp thời, tiện lợi cho việc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo năng suất lúa.

Văn Thông

Các tin khác
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục