Lao Chải đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/9/2014 | 9:17:34 AM

YBĐT - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải song Lao Chải lại có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc bởi có nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc đã góp phần mang lại thu nhập đáng kể, nâng cao mức sống cho người dân địa phương.

Ông Giàng A Chinh ở bản Tà Ghênh, xã Lao Chải chăm sóc đàn trâu.
Ông Giàng A Chinh ở bản Tà Ghênh, xã Lao Chải chăm sóc đàn trâu.

Ông Sùng A Sào - Chủ tịch UBND xã Lao Chải cho biết: "Do đặc thù của xã vùng cao thời tiết rất khắc nghiệt nên việc phát triển các mô hình cây, con mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân không phải là chuyện dễ làm. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, lấy phát triển chăn nuôi đại gia súc là hướng đi chính trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân, chính quyền xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận dễ dàng hơn với kĩ thuật chăn nuôi, hướng dẫn cách phòng bệnh cho trâu, bò.

Cụ thể là cán bộ khuyến nông xuống cơ sở hướng dẫn nhân dân kĩ thuật làm cây rơm để dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông và phòng dịch cho trâu, bò; làm chuồng nuôi nhốt cho trâu, bò xa nhà, không để ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân; trồng cỏ voi VA06 để chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi, tránh thả rông gia súc". Tuy nhiên, thực tế những năm qua, việc người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn hạn chế bởi trình độ nhận thức, thời tiết diễn biến phức tạp, thiếu vốn nên chưa đầu tư đúng mức đối với phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản; chưa hình thành các cơ sở chăn nuôi tập trung, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, khó kiểm soát dịch bệnh.

Cùng với đó là diện tích chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp; cơ giới hóa áp dụng trong sản xuất ngày càng nhiều đã thay thế dần sức trâu, bò; giá bán trâu, bò cao nên số lượng trâu, bò bán nhiều hơn số trâu, bò được sinh ra.

Để khắc phục tình trạng chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh là phát triển chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, xã cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi. Năm 2013, Lao Chải đã đầu tư kinh phí 17,5 triệu đồng triển khai mô hình điểm "Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi trâu, bò nhốt tại chuồng". Các hộ dân được lựa chọn tham gia mô hình này được hỗ trợ 1 triệu đồng/1 chuồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy chuẩn, cả xã đã có 30 hộ được hỗ trợ.

Ngoài ra, nhân dân còn được hỗ trợ giống cỏ có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi trâu bò nhốt, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Trung bình mỗi hộ được cấp giống cỏ cao sản VA06 triển khai trồng trên diện tích 1.000m2. Đến nay, huyện đã hỗ trợ 5 tấn cỏ VA06 cho nhân dân và tiếp tục vận động bà con tự nhân giống cỏ voi để phục vụ chăn nuôi.

Gia đình ông Giàng A Chinh ở bản Tà Ghênh là một trong những hộ chăn nuôi khá của xã. Được xã hỗ trợ con giống, kĩ thuật chăn nuôi, gia đình ông Chinh đã tập trung phát triển đàn gia súc. Từ tiền lãi thu được trong chăn nuôi cộng với việc vay thêm vốn của Hội CCB xã, ông mở rộng chuồng trại chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông có 15 con trâu, bò và 30 con lợn, mỗi năm thu trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình ông mua sắm được những tiện nghi đắt tiền như ti vi, xe máy và nuôi hai con học đại học.

Ông Sùng A Sào - Chủ tịch UBND xã Lao Chải cho biết thêm: "Trong thời gian tới, xã sẽ có thêm nhiều chính sách phát triển chăn nuôi. Bên cạnh việc tuyên truyền cho người dân hiểu về lợi ích của phát triển chăn nuôi đại gia súc thì địa phương còn hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi và còn có các giải pháp như: thực hiện tốt các chính sách về chăn nuôi; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển chăn nuôi; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng dịch bệnh; đưa những giống mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; hướng dẫn người chăn nuôi cách chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn. Bên cạnh đó, Lao Chải xác định tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người chăn nuôi để phát triển chăn nuôi đại gia súc đạt hiệu quả kinh tế cao".

Minh Huyền

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục