Trấn Yên mở rộng diện tích dâu tằm

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/9/2014 | 9:11:50 AM

YBĐT - Những năm gần đây, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên phát triển khá mạnh, diện tích trồng dâu ngày càng được mở rộng đã góp phần đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân tại các xã vùng nguyên liệu.

Nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Trấn Yên.
Nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Trấn Yên.

Với trên 170ha dâu tập trung chủ yếu ở các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp và Quy Mông, hàng năm, nhân dân đã đưa vào ươm nuôi gần 10.000 vòng trứng tằm, cho sản lượng kén trên 150 tấn và đem lại thu nhập hàng chục tỷ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Côn ở thôn Đình Xây là một trong những hộ đầu tiên trồng dâu nuôi tằm ở xã Báo Đáp. Ban đầu, gia đình chỉ có 2 sào đất màu trồng dâu. Thấy được hiệu quả kinh tế từ nghề trồng dâu nuôi tằm nên ông Côn đã quyết định đầu tư cải tạo diện tích vườn tạp cùng với một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu. Ông Côn chia sẻ: "Hiện nay, gia đình đã có trên 8 sào đất trồng dâu, mỗi tháng đưa vào ươm nuôi gối lứa 6 vòng trứng tằm, sau khi trừ các chi phí thu về gần chục triệu đồng".

Không riêng gia đình ông Côn mà hiện nay, ở thôn Đình Xây, đã có trên 50% số hộ dân trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích hơn 10ha. Vài năm trở lại đây, nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển khá ổn định trên địa bàn xã Báo Đáp và đến nay, diện tích đất trồng dâu đã được mở rộng lên hơn 40ha. Báo Đáp cũng là địa phương có số lượng vòng trứng đưa vào nuôi đứng thứ 3 của toàn huyện, sau Tân Đồng và Việt Thành. Trung bình mỗi năm, nhân dân trong xã đưa vào ươm nuôi trên 1.500 vòng trứng, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Chỉ tính từ đầu năm 2014 đến nay, nhân dân địa phương đưa vào ươm nuôi gần 800 vòng trứng, thu hoạch gần 10 tấn kén và với giá kén bình quân khoảng 110.000 đồng/kg là có nguồn thu trên 1 tỷ đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao mà nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại, hàng năm, chính quyền xã xây dựng nghị quyết về phát triển trồng dâu nuôi tằm và chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp với các thôn vận động nhân dân chuyển đổi các diện tích đất soi bãi kém hiệu quả sang trồng dâu.

Khởi đầu chỉ với vài ba hộ trồng dâu nuôi tằm nhỏ lẻ từ năm 2001, đến nay, Tân Đồng đã hình thành những cánh đồng dâu trên 80ha. Ông Phí Văn Chí - Chủ tịch UBND xã Tân Đồng cho biết: "Xác định trồng dâu nuôi tằm góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ năm 2004, chính quyền xã đã đưa cây dâu con tằm thành một trong những chương trình kinh tế trọng điểm, phấn đấu đến năm 2015 sẽ có một làng nghề và hình thành hợp tác xã trồng, chế biến, tiêu thụ kén tằm cho nông dân".

Địa phương đã tích cực vận động nhân dân tận dụng những diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng dâu để nuôi tằm, đã có nhiều hộ dân đưa cây dâu vào đất vườn và đất đồi. Hiện toàn xã có trên 200 hộ trồng dâu nuôi tằm tập trung nhiều từ thôn 1 đến thôn 5, trong số này có tới 70% số hộ có nguồn thu nhập trung bình mỗi năm từ 50 - 70 triệu đồng, một số hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Trong những năm gần đây, nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn ở Trấn Yên. Đến nay, một số xã trên địa bàn huyện đã quy hoạch được vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung, diện tích trồng liền ô, liền thửa, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.

Từ đầu năm 2014 đến nay, nhân dân các địa phương trong huyện đã trồng mới 46,5ha dâu, trong đó Tân Đồng trồng mới 17ha, Báo Đáp hơn 20ha, Việt Thành 4ha và Đào Thịnh 3ha, nâng tổng diện tích dâu tằm toàn huyện lên gần 180ha. Tuy nhiên, tại một số xã chưa tìm ra loại cây trồng mũi nhọn thì diện tích trồng dâu vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, điển hình như Y Can mới chỉ có 2,3ha, Quy Mông 3,3ha, Minh Quân 1,5ha.

Hiệu quả từ cây dâu con tằm trên đồng đất Trấn Yên đã được khẳng định nhưng để tiếp tục mở rộng diện tích, từng bước đưa nghề dâu tằm trở thành thế mạnh của nhiều địa phương có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng phù hợp, huyện cần tiếp tục triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người nông dân như: hỗ trợ làm nhà nuôi tằm, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt cần xây dựng các tổ hợp tác dâu tằm tơ kết hợp nhiều loại dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cũng như khuyến khích người dân gắn bó lâu dài và làm giàu từ dâu tằm.

Thanh Tiến - Kim Oanh

Các tin khác
Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình khen thưởng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Sáng 20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trên địa bàn huyện năm 2024.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục