Hướng tới Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ II – 2014

Diện mạo mới ở vùng cao Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/10/2014 | 3:33:04 PM

YBĐT - Trong những năm qua, tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135. Từ đó, diện mạo nơi vùng cao này đã có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên, kinh tế - xã hội có sự tăng trưởng khá, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Nhờ các chương trình hỗ trợ và đầu tư, nhiều tuyến đường thôn, bản ở Trạm Tấu đã được bê tông hóa.
Nhờ các chương trình hỗ trợ và đầu tư, nhiều tuyến đường thôn, bản ở Trạm Tấu đã được bê tông hóa.

Những ngày cuối thu, chúng tôi có dịp trở lại Trạm Tấu, một trong số 62 huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước. Với 11 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm 77%, địa hình chia cắt, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, không đồng bộ… nên việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi vùng cao này vẫn còn nhiều gian nan.

Tuy nhiên, những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi được mở rộng, xây dựng và kiên cố hóa đã góp phần tạo thuận lợi cho đồng bào trong việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi và sản xuất hàng hóa, tăng diện tích khai hoang ruộng nước, diện tích gieo cấy 2 vụ… đã làm thay đổi rất nhiều đời sống nhân dân các xã trong huyện.

Đi trên những con đường được bê tông hóa, được tận mắt chứng kiến niềm vui của đồng bào các dân tộc nơi đây mới thấy hết hiệu quả của những chính sách dân tộc, đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo của UBND huyện, trong giai đoạn 2009 – 2014, Trạm Tấu được đầu tư xây dựng 42 công trình, trong đó có 15 công trình giao thông, 26 công trình thủy lợi và 1 công trình kiên cố hóa kênh mương trong Chương trình 135 với tổng nguồn vốn được đầu tư trên 67,447 tỷ đồng.

Để triển khai hiệu quả các nguồn vốn này, hàng năm, huyện đã xây dựng kế hoạch, cơ chế quản lý, điều hành, giám sát, qui trình đầu tư từ khâu khảo sát, lập phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu và giải ngân, thanh quyết toán được thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, huyện tăng cường chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án khác như: vốn xây dựng cơ bản tập trung, Dự án Giảm nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình xóa phòng học tạm đồng thời ưu tiên nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung xây dựng các công trình thủy lợi, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thâm canh lúa, ngô, lạc, khoai và các loại rau màu, tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ và hướng tới sản xuất hàng hóa để xóa nghèo bền vững.

Cùng với đó, các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng được giao cho ban quản lý các xã, các tổ vận hành của thôn và người dân được hưởng lợi cùng tham gia quản lý, bảo vệ, khai thác công trình, do đó đã phát huy được hiệu quả các công trình, từng bước mang lại diện mạo mới cho vùng cao Trạm Tấu.

Từ một huyện miền núi còn nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, đến nay, Trạm Tấu đã có bước phát triển đáng kể, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến rõ rệt; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị được tăng cường, tạo niềm phấn khởi và tin tưởng trong cán bộ, nhân dân. Bình quân  5 năm qua, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm trên 6%; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đều tăng trên 13%/năm.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng cao Trạm Tấu, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc. Từ đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền từ huyện xuống cơ sở.

Hùng Cường

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục