SRI nơi đồng đất Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/10/2014 | 8:29:43 AM

YBĐT - Phương pháp thâm canh lúa cải tiến SRI được áp dụng trên đồng đất Văn Chấn gần chục năm nay. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, thông qua hệ thống khuyến nông, phương pháp này mới được nhân rộng.

Cứ sau mỗi mùa gặt thì SRI lại trở thành vấn đề thời sự của nhà nông Văn Chấn. Từ khi SRI được nông dân ứng dụng trên đồng đất nơi đây thì chuyện nhà nông thu hoạch lúa cho năng suất trên 80 tạ mỗi héc-ta không còn là chuyện hiếm. Vụ đông xuân năm nay,ở các xã Hạnh Sơn, Sơn A, Thanh Lương, có hộ đạt năng suất trên 100 tạ/ha.

Bà Lê Thị Tuyết ở xã Thanh Lương cho biết: “Nhà tôi có hơn 2.000m2 ruộng, trước đây thường cấy mạ già 4 - 5 lá, mật độ 45 - 50 khóm/m2. Từ khi thực hiện cấy theo phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI, gia đình cấy thưa 32 khóm/m2, áp dụng phân viên nén NK, cây lúa đẻ nhánh nhiều hơn, bông lúa nhiều và to hơn, ít sâu bệnh, chi phí giảm. Đến nay, toàn bộ diện tích lúa, gia đình đều áp dụng phương pháp này”.

Ông Hà Văn Đoàn - Phó chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết: “Quy trình làm lúa SRI đã chinh phục được nhiều nông dân trong xã. Toàn xã có 168ha lúa nước thì tới 100ha là người dân sản xuất theo phương pháp SRI. Sử dụng SRI giảm lượng giống, giảm lượng thuốc phòng bệnh, giảm lượng phân bón, năng suất lúa lại đạt cao. Đến nay, năng suất lúa đạt 53 tạ/ha, đưa địa phương trở thành điển hình về năng suất lúa của huyện”.

Phương pháp SRI dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: cấy mạ non; cấy thưa, vuông mắt sàng; rút nước xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ, giữ đất ẩm; làm cỏ kết hợp xới xáo mặt ruộng, sục bùn để thông khí cho đất; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng oải mục để cải tạo độ phì của đất. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, có thể áp dụng tất cả 5 nguyên tắc kỹ thuật ngay từ vụ đầu hoặc có thể áp dụng từng phần, tiến tới áp dụng toàn phần.

Thực tế, ứng dụng SRI trên đồng ruộng không phải là chuyện mới của nông dân Văn Chấn nhưng điểm xuất phát thì chỉ có vài hộ làm với diện tích vài trăm mét vuông. Sở dĩ nông dân e ngại, chưa áp dụng bởi bao đời nay nặng phương pháp cổ truyền cấy dày, cấy nhiều dảnh/khóm. Từ khi hệ thống khuyến nông thực hiện tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp trên đồng ruộng, thực hiện các mô hình trình diễn trên quy mô nhỏ, người dân nhận thấy được hiệu quả và đến nay dần trở thành tập quán canh tác.

Theo đánh giá sơ bộ từ Trạm Khuyến nông Văn Chấn - đơn vị chuyển giao các mô hình canh tác lúa cải tiến SRI tới người dân thì đến nay, kỹ thuật này đã được triển khai với diện tích hơn 2.000ha, trong đó các xã vùng cánh đồng Mường Lò, nông dân ứng dụng trên diện tích 1.200ha.

Thực tế sản xuất cho thấy, sử dụng phương pháp này giảm từ 40% đến 50% lượng thóc giống; công cấy giảm 40% và chi phí phân bón, thuốc trừ sâu giảm 30%, chi phí sản xuất giảm đi rất nhiều. Trung bình mỗi vụ, Văn Chấn xuống giống trên 4.000ha lúa, phải sử dụng trên 240 tấn giống lúa các loại. Nếu ứng dụng SRI, giảm được gần 100 tấn giống và với giá giống lúa lai khoảng 120.000 đồng/kg, lúa thuần 25.000 đồng/kg đã tiết kiệm cho nông dân Văn Chấn gần chục tỷ đồng.

Với những kết quả tích cực qua thực hiện canh tác lúa cải tiến SRI, thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục triển khai các mô hình điểm ứng dụng toàn phần quy trình sản xuất: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa, cấy nông tay, rút nước theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tại một số xã; cử cán bộ kỹ thuật tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân; kết hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân mở rộng diện tích và ứng dụng toàn phần quy trình sản xuất này.

Văn Thông

Các tin khác
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục