Sẽ nêu tên cơ sở bơm nước vào thịt gia súc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/10/2014 | 2:06:00 PM

Ngoài ra, sẽ phạt tiền 5-6 triệu đồng với cá nhân có hành vi đưa nước vào động vật trước và sau khi giết mổ. Các tổ chức sẽ bị phạt gấp 2 lần so với cá nhân.

Bơm nước để tăng trọng cho gà, vịt trước khi bán ra thị trường.
Bơm nước để tăng trọng cho gà, vịt trước khi bán ra thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý việc bơm nước vào gia súc, thịt gia súc; đồng thời công khai địa chỉ, cơ sở có hành vi này.

Thời gian vừa qua, tại một số địa phương chủ yếu ở phía nam như Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang... xuất hiện tình trạng bơm nước vào gia súc trước và sau khi giết mổ. "Đây là hành vi gian lận thương mại nhằm trục lợi bất chính, gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, đồng thời làm cho thịt gia súc dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại từ nguồn nước, dụng cụ bơm nước, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm", công văn do Thứ trưởng Vũ Văn Tám ký nêu rõ.

Theo Bộ Nông nghiệp, cơ quan chức năng địa phương có xử lý hành vi trên nhưng chủ yếu là hình thức phạt tiền, chưa thực hiện quyết liệt và đồng bộ với các hình thức xử phạt khác. Vì vậy, hiện tượng bơm nước vào gia súc, thịt gia súc vẫn diễn ra.

Từ thực tế trên, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp đề nghị các địa phương tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân buôn bán, giết mổ động vật không được bơm nước vào gia súc, thân thịt gia súc, hoặc liên kết với người buôn bán gia súc để gian lận thương mại.

Bộ cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Sở Công thương chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành tăng cường phối hợp với lực lượng kiểm tra, xử lý và công khai danh sách, địa chỉ các cơ sở giết mổ, buôn bán thịt gia súc vi phạm để người tiêu dùng biết và không mua thịt gia súc đã bị bơm nước.

Quy định hiện hành cho phép phạt tiền 5-6 triệu đồng với cá nhân có hành vi đưa nước vào động vật trước và sau khi giết mổ; đồng thời buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật trước và sau khi giết mổ làm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi bơm nước nêu trên. Mức phạt tiền với tổ chức bằng hai lần mức cá nhân.

(Theo VOV)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục