Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động khai thác khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/11/2014 | 3:51:25 PM

YBĐT - Ngày 27/11, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Yên Bái để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoạt động khoáng sản. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Trong buổi sáng, đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hoạt động khai thác khoáng sản tại xã Mông Sơn (huyện Yên Bình) và tiếp xúc với một số doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác tại đây. Đá vôi trắng vùng Mông Sơn có diện tích chứa đá hoa trắng trên 600 ha, trữ lượng trên 600 triệu tấn, là vùng có chất lượng và hệ số thu hồi đá vôi trắng cao nhất tại Yên Bái, nguồn đá ở đây còn cung cấp nguyên liệu chính cho 2 nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh.

Qua trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xi măng và khoáng sản Yên Bái; Công ty Cổ phần Mông Sơn; Công ty Liên doanh Canxi cacbonat YBB… nhìn chung các tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản khu vực Mông Sơn đã chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản, tạo công ăn, việc làm ổn định cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tuy nhiên trong hoạt động khai thác các doanh nghiệp cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề về chính sách phần nào ảnh hưởng, khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, cách tính thuế tài nguyên chưa phù hợp, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương trong tỉnh; việc tính thuế tài nguyên ở các tỉnh là không giống nhau, mỗi tỉnh mỗi khác tạo ra cho doanh nghiệp áp lực cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác ngoài tỉnh; việc đánh giá trữ lượng chưa chính xác, trữ lượng thực tế thấp hơn nhiều so với trữ lượng được phê duyệt dẫn đến chi phí cấp mỏ lớn; đường giao thông vào các khu mỏ khó khăn do cấp đường chỉ là đường thôn bản, khi người dân làm đường bê tông xong thì cấm các loại xe trọng tải lớn…

Trước những khó khăn doanh nghiệp nêu ra, Thứ trưởng Trần Hồng Hà tiếp thu và cho biết Bộ sẽ nghiên cứu và có những điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp vẫn phải chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản. Việc tính và nộp tiền cấp quyền khai thác vẫn phải dựa trên trữ lượng được phê duyệt trên giấy phép, sau khi đánh giá lại trữ lượng sẽ có những điều chỉnh sau.

Về vấn đề đường giao thông, đồng chí Tạ Văn Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu: Về nâng cấp các tuyến đường, UBND tỉnh hoàn toàn nhất trí nhưng doanh nghiệp cũng phải góp sức cùng với tỉnh thực hiện, bởi các tuyến đường giao thông nông thôn chỉ được đầu tư kinh phí theo Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015 mà tỉnh đã phê duyệt, nếu nâng cấp lên doanh nghiệp phải đóng góp thêm để cùng làm.

Anh Dũng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục