Nơi hội tụ của các nhà đầu tư

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/11/2014 | 4:27:05 PM

YBĐT - Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn song dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, doanh nhân, công nhân viên chức lao động, sản xuất công nghiệp nhiều năm trở lại đây của Yên Bái luôn giữ được nhịp độ sản xuất.

Công nhân Công ty May Daeseung Global trong giờ làm việc.
Công nhân Công ty May Daeseung Global trong giờ làm việc.

Đặc biệt, Yên Bái đã thu hút được hàng loạt các tập đoàn, tổng công ty, công ty trong và ngoài nước đến đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển năng động.

Dẫu có những khó khăn riêng nhưng Yên Bái luôn xác định lấy phát triển công nghiệp làm khâu đột phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Với lợi thế về đất đai, từ nhiều năm nay, tỉnh đã quan tâm và làm rất tốt công tác quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng chuyên canh gắn với chế biến như vùng chè, vùng sắn và rừng kinh tế.

Nhờ vậy, đến hết năm 2014, toàn tỉnh có trên 12.000ha chè, sản lượng đạt gần 100 ngàn tấn búp; vùng gỗ rừng kinh tế trên 200.000ha, sản lượng khai thác mỗi năm trên 300.000m3. Bên cạnh đó, Yên Bái còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 257 điểm mỏ cùng nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng cao và chất lượng tốt như cao lanh, fenspad, đá vôi trắng, quặng sắt…

Đặc biệt, đá vôi trắng có độ trắng trên 90%, trữ lượng trên 1 tỷ mét khối. Các sản phẩm chế biến từ đá của Yên Bái rất đa dạng như đá ốp lát trong xây dựng, đá mỹ nghệ, đá hạt, đá bột siêu mịn (CaCO3) dùng làm nguyên liệu phụ gia cho các ngành sản xuất hóa mỹ phẩm, cao su, nhựa, giấy... cùng với những cơ chế, chính sách thông thoáng là sức hút các nhà đầu tư.

Bằng những hướng đi, cách làm phù hợp, Yên Bái đã là nơi hội tụ của các nhà đầu tư. Trong 5 năm trở lại đây, đã có 146 dự án đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký gần 13 ngàn tỷ đồng và 100 triệu USD. Một số dự án có vốn đầu tư lớn đã và đang triển khai hiệu quả là: dự án trồng 10.000ha cây cao su, dự án xây nhà máy nước thải và phân bón hữu cơ, dự án xây dựng nhà máy luyện chì kẽm công suất 40 ngàn tấn/năm, 4 dự án may xuất khẩu với công suất 22,6 triệu sản phẩm/năm.

Từ một tỉnh chỉ có một, hai dự án FDI thì đến nay, đã có 22 dự án FDI đầu tư vào tỉnh với tổng vốn đầu tư trên 139,6 triệu USD. Trong các dự án FDI đã đầu tư không thể không nhắc đến Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam, Công ty Liên doanh Canxi Cacbonnat YBB, Công ty Hương liệu Việt Trung, Công ty Unico Global YB...

Đây là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, công nghệ chế biến hiện đại, khối lượng sản phẩm lớn và có vị trí trên thị trường. Yên Bái là vùng đất lành, thân thiện của các nhà đầu tư đến đầu tư sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp đầu tư vào Yên Bái luôn nhận được sự chia sẻ, đồng hành của các cấp chính quyền và tỉnh cũng đã đầu tư các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông liên vùng, liên huyện khép kín, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Không chỉ quy hoạch tổng thể mà Yên Bái còn quy hoạch chi tiết từng ngành, từng lĩnh vực, hoàn thiện các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngay trong những ngày cuối năm 2014 này, Công ty TNHH Daeseung Global đã đầu tư trên 3 triệu USD xây dựng nhà máy may mặc tại Cụm công nghiệp Thịnh Hưng thuộc xã Thịnh Hưng (Yên Bình). Đây là nhà máy khá hiện đại và chuyên sản xuất, gia công các loại quần áo với công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 3 ngàn lao động, giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17 triệu USD/năm.

Ông Kim Sangho - Giám đốc điều hành Công ty cho biết: "Trong quá trình tìm hiểu, Công ty nhận thấy, Yên Bái là vùng đất giàu tiềm năng, có nguồn lao động dồi dào, có chất lượng bên cạnh những cơ chế đầu tư thông thoáng. Khi doanh nghiệp bắt tay vào đầu tư luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền nên nhà máy đã sớm đi vào hoạt động".

Song song với việc đẩy mạnh và thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, tỉnh cũng tăng cường xúc tiến thu hút các nguồn lực đầu tư vào chế biến nông - lâm sản, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực khác. Toàn tỉnh đã có trên 1.200 doanh nghiệp phát triển sản xuất trong các lĩnh vực. Hiện nay, tỉnh cũng tổ chức thực hiện tốt các dự án lớn như: xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Đầm Hậu, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên với tổng diện tích 280ha có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 800 tỷ đồng.

Không chỉ có tiềm năng phong phú mà Yên Bái còn có một vị trí quan trọng trong đầu mối giao thông huyết mạch với các tỉnh Tây Bắc, trung du Bắc Bộ, có đường bộ, đường thủy và đường sắt thuận lợi. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã thông xe và đi vào hoạt động rút ngắn thời gian đi từ thành phố Yên Bái tới Hà Nội hay Yên Bái - Lào Cai chỉ còn 90 phút.

Từ một địa phương có nền sản xuất công nghiệp non trẻ nhưng hôm nay, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ và trở thành một khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái. Tiếp tục phát huy hết các lợi thế, tiềm năng, Yên Bái tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư và cam kết tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa các cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư. Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ tối đa về các thủ tục hành chính, san tạo mặt bằng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực... Yên Bái luôn là một vùng đất hứa đầy năng động, sáng tạo, thân thiện, mến khách và luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư.

 Ngọc Trúc

Các tin khác
Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh kiểm định cân được sử dụng trong mua bán tại chợ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Từ năm 2024, bên cạnh việc kiểm định các phương tiện đo: công tơ điện, cân ô tô, thiết bị X quang… các loại cân (phương tiện đo nhóm 2) tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin và khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh kiểm định thường xuyên, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục