Giảm nghèo từ những mô hình kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/12/2014 | 2:43:33 PM

YBĐT - Những năm qua, cùng với các nguồn lực của Nhà nước, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn huyện còn 5.985 hộ nghèo, chiếm 22,46%, giảm 1.318 hộ nghèo, giảm 5,36% so với năm 2013 và vượt 0,76% so với kế hoạch giao; hộ cận nghèo còn 4.223 hộ, chiếm 15,85%.

Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản của hộ ông Dương Bình Xuyên ở xã Liễu Đô cho hiệu quả kinh tế cao.
(Ảnh: Hoàng Nhâm)
Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản của hộ ông Dương Bình Xuyên ở xã Liễu Đô cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: Hoàng Nhâm)

Cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác giảm nghèo, Lục Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm; chỉ đạo các địa phương, các tổ chức, đoàn thể tập trung hướng về cơ sở, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, sản xuất, kinh doanh giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đến nay, Lục Yên có gần 100 mô hình phát triển kinh tế. Nhiều mô hình được người dân hưởng ứng nhân ra diện rộng, phát huy hiệu quả, làm thay đổi thói quen trong chăn nuôi và tập quán canh tác cũ, kém hiệu quả sang phương thức sản xuất mới, đầu tư thâm canh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình như vận động nhân dân xây dựng cánh đồng mẫu của xã Tân Lĩnh.

Được chỉ đạo thực hiện từ năm 2013 tại thôn Xâng Ngoài, đến nay, mô hình đã nhân rộng thêm được 5 thôn của xã; mô hình Câu lạc bộ Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế được triển khai tại thôn Hin Lò, xã Yên Thắng được duy trì thực hiện hiệu quả; mô hình chăn nuôi lợn theo phương pháp mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thực hiện với phương thức cải tiến về cách thức và tỷ lệ khẩu phần cho ăn, sử dụng thức ăn sẵn có ở địa phương kết hợp với phòng bệnh đã giảm công sức, thời gian lao động cho nhiều gia đình hội viên phụ nữ, đặc biệt là các hộ nghèo.

Từ chỗ nhiều hộ chỉ nuôi từ 2 - 3 con lợn/năm đã tăng lên từ 5 - 10 con/lứa, mỗi năm xuất bán lợn thịt từ 2 - 3 lứa. Với mô hình điểm ở 3 xã Khánh Thiện, Minh Tiến, Mường Lai nay đã nhân rộng ra nhiều xã khác; mô hình sử dụng phân viên nén trong thâm canh lúa nước, sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà an toàn được đông đảo hội viên phụ nữ và người dân tham gia thực hiện, giúp nhiều gia đình thoát nghèo bền vững.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch UBND thị trấn Yên Thế cho biết: “Với điều kiện của địa phương, thị trấn đã xây dựng và vận động nhân dân nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại… nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân”. Hiện nay, thị trấn có 8 mô hình kinh tế VAC có doanh thu từ 50 - 200 triệu đồng/năm cùng nhiều mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng hoa và rau màu các loại.

Điển hình là mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa với quy mô từ 100 - 150 con của hộ ông Tăng Văn Toàn, ông Nguyễn Hữu Chỉnh, bà Trần Thị Hưng cho thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm; hộ ông Nguyễn Thanh Hưng, bà Nông Thị Chuyển ở thôn Thoóc Phưa có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm từ trồng hoa và rau màu các loại. Hợp tác xã Mây tre đan Toàn Thắng đã tạo việc làm cho 100 lao động, có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm…

Hiệu quả từ các chương trình, mô hình phát triển kinh tế ở Lục Yên đã được khẳng định qua thực tế. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều điển hình trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế có mức thu nhập cao như bà Nguyễn Thị Nụ ở xã Liễu Đô mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng từ sử dụng giống lúa chất lượng cao; ông Nguyễn Văn Mừng, xã Liễu Đô kết hợp sản xuất với chăn nuôi gà cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 3 lao động; bà Lý Thị Chanh ở xã Lâm Thượng có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm từ mô hình trồng tre mai lấy măng. Mô hình này được nhân rộng ra 5 xã là: Khánh Thiện, Mai Sơn, Tân Lĩnh, Khánh Hòa, Động Quan.

Triển khai các mô hình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng với những nội dung cụ thể, phù hợp với điều kiện, thế mạnh của từng địa phương, từng hộ gia đình, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân đã giúp Lục Yên giảm số hộ nghèo, tăng số hộ có kinh tế khá, giàu bền vững, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của huyện.

Khánh Linh

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng rừng.

Vốn là “điểm nóng” trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục