Năm 2015, ngành giao thông quyết tâm cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/1/2015 | 7:24:12 AM

Năm 2015 này, Bộ Giao thông Vận tải quyết tâm tập trung để hoàn thành cổ phần hóa (CPH) tất cả các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc ngành.

Quyết tâm này được củng cố trên đà việc bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Cty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thành công với toàn bộ hơn 49 triệu cổ phiếu đã được bán với giá bình quân 22.307đồng/cổ phần. Dự kiến quý I/2015, sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu, quý II/2015 sẽ chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

Theo ông Vũ Anh Minh,Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Giao thông vận tải), năm 2014, Bộ tiếp tục triển khai CPH 53 doanh nghiệp trong tổng số 143 doanh nghiệp CPH cả nước. Cụ thể, Bộ đã trực tiếp tổ chức thực hiện cổ phần hóa 41 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đạt 152% kế hoạch năm (kế hoạch 27 doanh nghiệp), trong đó có 03 Công ty mẹ - Tổng Công ty là Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Công nghiệp tàu thủy và 38 Công ty thuộc Bộ và các Tổng Công ty. Đối với các doanh nghiệp do các Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam thực hiện, Bộ đã chỉ đạo 02 Tổng Công ty thực hiện CPH 12 doanh nghiệp thành viên. Đến nay, đã thẩm định, phê duyệt giá trị doanh nghiệp cho 50 đơn vị, phê duyệt phương án CPH 39 doanh nghiệp thành Công ty cổ phần, trong đó 37 doanh nghiệp đã hoàn thành IPO.
Các doanh nghiệp còn lại sẽ tiếp tục thực hiện các quy trình thủ tục để hoàn thành IPO vào đầu năm 2015. Tính tổng, năm 2014 Bộ đã hoàn thành IPO 48 doanh nghiệp trên tổng số 76 doanh nghiệp của cả nước. Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác CPH các DNNN.

Năm 2015, ngành Giao thông Vận tải đặt mục tiêu hoàn thành việc bàn giao vốn nhà nước sang Công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp đã thực hiện IPO trong năm 2014. Theo đó, thực hiện CPH 15 doanh nghiệp đã triển khai năm 2014, trong đó có 2 Công ty mẹ - Tổng Cty Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, 02 Công ty con của Vinalines, Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương, 01 Công ty con của Tổng Cty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc..., đồng thời triển khai CPH 07 Công ty con và Công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy sau khi hoàn thành tái cơ cấu tài chính.

Ngành Giao thông Vận tải xác định mục tiêu trong năm 2015, những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện IPO theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành Công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, đa dạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường.

Đáng chú ý, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã đặt mục tiêu sẽ hoàn thành CPH cho 24 đơn vị gồm các công ty khối vận tải, quản lý kết cấu hạ tầng, đầu máy và toa xe đã được chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH MTV do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ. Dự kiến trong tháng 1/2015 này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phê duyệt danh sách CPH, thành lập Ban chỉ đạo CPH. Việc công bố giá trị doanh nghiệp sẽ xong trước 15/7. Đến cuối tháng 10, sẽ bán cổ phần theo phương án đã được phê duyệt và tổ chức đại hội cổ đông trước ngày 15/12/2015. Liên quan tới CPH của VNR, trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã yêu cầu VNR phải chi tiết hóa hơn nữa lộ trình thực hiện các nhóm, xác định các mốc xác định giá trị doanh nghiệp từng nhóm. Xem xét CPH một số đơn vị sự nghiệp như y tế. Về thoái vốn, Thứ trưởng Đông yêu cầu, đơn vị nào đủ điều kiện là thoái vốn luôn, không chờ đợi nữa. Trong năm 2014, VNR mới thoái vốn được tại năm đơn vị, thu về hơn 82,3 tỷ đồng. Dự kiến, trong quý I/2015 sẽ hoàn thành thẩm định giá trị cổ phiếu tại 9 công ty cổ phần thuộc diện thoái vốn.

Về phía Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đơn vị này cũng đặt mục tiêu hoàn thành CPH trong năm 2015. Căn cứ vào Đề án Tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động của VEC, đơn vị đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng vốn điều lệ cho VEC trước khi CPH từ 1.018 tỷ đồng lên 22.161 tỷ đồng (tương ứng với vốn NSNN đầu tư trực tiếp vào 5 dự án, vốn điều lệ hiện tại và phần dư sau đấu thầu 2 trạm thu phí). Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã đề nghị VEC xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước về đầu tư đường bộ cao tốc để thu hút các nhà đầu tư tham gia; thực hiện đồng thời xây dựng phương án CPH Tổng công ty và các đơn vị thành viên; cùng với đó nghiên cứu, thành lập bộ phận đầu mối nghiên cứu đầu tư phát triển, một số công ty trực thuộc VEC phải rà soát, thoái vốn hoặc tăng cường lên để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và tăng cường liên kết với các đối tác nước ngoài. Về tiến độ CPH, VEC cũng được yêu cầu sớm thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu, CPH VEC để trong quý 1/2015 hoàn thành Đề án tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động của VEC. Trong năm 2015, hoàn thành CPH Tổng công ty đồng thời tiến hành cổ phần hóa hoặc thành lập công ty cổ phần 3 dự án đường cao tốc đã cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác (Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Nội Bài - Lào Cai).

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá xăng dầu vượt 25.000 đồng/lít từ chiều nay.

Từ 15h hôm nay (17/4), giá xăng trong nước tăng từ 378 - 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Lục Yên giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ xuất khẩu lao động.

Giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Yên Bái đã đưa 2.212 người đi lao động xuất khẩu. Trừ các chi phí sinh hoạt, thu nhập tiết kiệm của lao động còn khoảng 8 đến 10 triệu đồng/tháng ở thị trường lao động giản đơn, từ 13 đến 15 triệu đồng/tháng ở thị trường có thu nhập trung bình và từ 35 đến dưới 50 triệu đồng/tháng ở Hàn Quốc, Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục