Cần có kiến thức trong tiêu dùng

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/4/2015 | 10:49:32 AM

YênBái - YBĐT - Năm nay, “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” được triển khai từ ngày 15/4 đến 15/5 với mục tiêu nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người quản lý; nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày; tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt.

Người tiêu dùng cần có kiến thức khi mua thực phẩm thịt. (Ảnh: Một quầy bán thịt tại chợ Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.)
Người tiêu dùng cần có kiến thức khi mua thực phẩm thịt. (Ảnh: Một quầy bán thịt tại chợ Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.)

Có mặt tại chợ Đồng Tâm (thành phố Yên Bái), mặc dù mới 6 giờ sáng nhưng tại đây đã tấp nập người bán, mua. Thời điểm bắt đầu vào mùa hè, ngoài chợ bạt ngàn rau xanh các loại: bí xanh, bí đỏ, su su, rau muống, mồng tơi, cải… loại nào cũng xanh, non mơn mởn, bắt mắt.

Khi được hỏi liệu có thể phân biệt được đâu là rau phun thuốc trừ sâu và rau sạch không, chị Nguyễn Thị Hường, tổ 31A, phường Đồng Tâm cho biết: “Bây giờ ra chợ chỉ nhìn bằng mắt thường mà phân biệt được đâu ra là rau sạch thì chắc không ai có thể làm được. Tuy nhiên, nhà không trồng được thì vẫn phải mua, mà đã mua về rồi chỉ có cách duy nhất là rửa kỹ, ngâm nước muối trước khi chế biến, như vậy mới tạm yên tâm”.

Chị Nguyễn Thị Hường đang chọn mua rau tại chợ Đồng Tâm (thành phố Yên Bái).

Tiếp tục đến cửa hàng bao tiêu thực phẩm an toàn thuộc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái. Tại đây, mỗi ngày  cửa hàng nhập về hơn 100kg rau, củ, quả các loại. Rau được nhặt sạch, bọc trong túi nilon bảo quản, bày bán trên kệ sạch sẽ, ngăn nắp. Cửa hàng rộng rãi, tiện ích là vậy, thế nhưng đa phần người tiêu dùng vẫn có thói quen đơn thuần là ra chợ mua rau hay thậm chí là “tiện đâu mua đấy” qua hàng rong.

Chị Nguyễn Thị Hồng Loan - Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái.

Chị Nguyễn Thị Hồng Loan – Giám đốc Trung tâm cho biết: “Mục đích chính của Trung tâm khi khai trương cửa hàng rau an toàn là tạo việc làm sau học nghề cho các học viên. Nếu việc tiêu thụ rau an toàn được triển khai rộng rãi, đây sẽ là cơ hội tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn. Tuy nhiên, cái khó đối với chúng tôi là sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, cửa hàng vẫn chưa thực sự thu hút được đông đảo người dân quan tâm. Giá thành rau an toàn đôi lúc có chênh lệch cao hơn so với thị trường nên người tiêu dùng vẫn chưa thực sự mặn mà”.

Cũng giống như rau, đối với mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thịt bò… ngoài thị trường, rất khó để nhận biết được đâu là thịt sạch nếu quan sát bằng mắt thường. Lo lắng trước tình trạng thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc, thời gian gần đây, một số người tiêu dùng đã có thói quen khác. Chị Hoàng Thị Mai, tổ 12, phường Đồng Tâm chia sẻ: “Mình được bạn giới thiệu cho vài người quen bán đủ các loại thịt, nhiều khi đi làm về muộn không có điều kiện ra chợ mua thức ăn, chỉ cần gọi điện sẽ có người mang thịt đến tận nhà. Mình cũng thường xuyên chung với các anh chị em trong gia đình hoặc hàng xóm đặt mua lợn về thịt để có nguồn thịt sạch bỏ tủ lạnh ăn dần. Nhiều người thấy mình làm vậy cũng đã hỏi địa chỉ và làm theo”. Với những ý kiến trên, cho thấy việc kiểm soát về chất lượng, vệ sinh an thực phẩm hiện nay là rất nan giải. Vì vậy, hãy cố gắng tìm ra giải pháp để biến mình trở thành người tiêu dùng thông thái.    

Mai Linh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục