Đảng bộ xã Nghĩa An: Phát triển kinh tế là trọng tâm

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/4/2015 | 10:15:49 AM

YênBái - YBĐT - Xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương vào sản xuất.

Nhân dân xã Nghĩa An tham gia làm đường giao thông nội đồng. (Ảnh: Bùi Xuân Đông)
Nhân dân xã Nghĩa An tham gia làm đường giao thông nội đồng. (Ảnh: Bùi Xuân Đông)

Đồng chí Hà Đức Thuy - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Trên cơ sở xác định những khó khăn cũng như lợi thế, tiềm năng của địa phương, Đảng bộ xã đã xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời tập trung xây dựng các chi bộ trong sạch, vững mạnh… Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành, nghề phù hợp. Tại các chi bộ, đảng viên luôn phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh đó, Đảng bộ xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đứng ra tín chấp, tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo”. Tuy tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nhưng sản xuất nông nghiệp của xã đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Hàng năm, Đảng bộ xã đã chỉ đạo cấy hết 174ha lúa nước; vận động nhân dân đưa giống lúa chất lượng cao vào gieo cấy đại trà trên 70% diện tích; cơ giới hóa trong sản xuất, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi; quan tâm công tác khuyến nông, đầu tư, thâm canh, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy, năng suất lúa hàng năm đạt từ 11 tấn/ha trở lên, riêng năm 2014, sản lượng lương thực có hạt đạt 1.979 tấn, giá trị một héc-ta canh tác đạt 115 triệu đồng.

Trong phát triển chăn nuôi, xã đã tuyên truyền nhân dân chấp hành nghiêm túc Chỉ thị số 22 của UBND tỉnh, các công văn chỉ đạo của thị xã về tăng cường công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ 25 hộ gia đình mua 25 con trâu sinh sản, 10 hộ gia đình mua 300kg  thỏ giống từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng 4 mô hình nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, 1 mô hình 1.000 con gà theo Nghị quyết HĐND tỉnh; hỗ trợ 6 hộ nghèo ở bản Đêu 4 nuôi từ 5 con lợn trở lên...

Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ trên địa bàn có bước phát triển vượt bậc. Hiện, toàn xã có 6 hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, theo thống kê, năm 2014, đã đón gần 1.000 khách quốc tế và 3.000 khách trong nước. Đặc biệt, xã đã quan tâm đầu tư phát triển làng nghề với sản phẩm vải thổ cẩm được UBND thị xã bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2014. Đến nay, nghề dệt duy trì 347 khung cửi, trong đó, có 200 khung cửi dệt thường xuyên sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, xã còn có nhiều mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, đặc biệt mô hình sản xuất gạch không nung của gia đình anh Chu Văn Tường.

Người dân xã Nghĩa An phát triển du lịch cộng đồng. (Ảnh: Hùng Cường)

Anh Tường cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ gắn bó với mấy sào ruộng, lúc no, lúc đói. Ngoài ra, tôi cùng vợ đi làm thuê lấy công, thu nhập gia đình không đáng là bao, cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo đẳng mãi. Được sự vận động của Đảng ủy, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, tôi mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình này”. Đến nay, mỗi ngày, dây chuyền sản xuất cho ra 2.000 viên gạch, với giá bán gần 2.000 đồng/viên, mỗi tháng, đem lại cho gia đình anh chị từ 8 - 9 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí và tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, thu nhập 120.000 đồng/người/ngày”.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay, xã đã xây dựng và đưa vào sử dụng 7,2km đường bê tông và 6,18km kênh mương cứng hóa, hoàn thiện hệ thống điện quốc gia phục vụ 2 thôn Bản Vệ, Nà Vặng, xây dựng 1 nhà văn hóa trong chương trình bảo tồn văn hóa nhà sàn, mở mới gần 9,1km đường đất, xây dựng trạm y tế, xây dựng cầu bản Đêu 4; phối hợp xử lý sạt lở tại bản Đêu 2; tu sửa và nâng cấp trạm phát thanh của xã. Tranh thủ hiệu quả sự đầu tư của Nhà nước, cùng với những chủ trương, chính sách phù hợp, bộ mặt nông thôn của Nghĩa An đang đổi thay từng ngày. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 5 - 7%, thu nhập bình quân đầu người 18 triệu đồng/năm...

Trần Minh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục