Sao Khuê 2015 vinh danh 69 sản phẩm, dịch vụ xuất sắc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/4/2015 | 1:48:31 PM

Sáng nay (24/4), lễ công bố và trao Danh hiệu Sao Khuê 2015 đã được tổ chức tại Hà Nội.

69 sản phẩm gồm 53 sản phẩm và 16 dịch vụ dựa trên tiêu chí tính năng, công nghệ ưu việt cùng khả năng sáng tạo cũng như mang lại doanh thu tốt, tốc độ tăng trưởng cao, có triển vọng phát triển trong tương lai đã được trao giải.

Bên cạnh những tên tuổi đã từng tham dự những năm trước đó, danh hiệu Sao Khuê 2015 có sự góp mặt của rất nhiều sản phẩm mới, nổi bật  là những sản phẩm phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây (cloud).

Thời gian gần đây, khái niệm này được nhắc đến khá nhiều trong các sự kiện công nghệ và đã từng được dự đoán là một “cơn sóng thần công nghệ”. Với nền tảng điện toán đám mây, thay vì phải mất rất nhiều chi phí mua và duy trì cho hệ thống máy tính quản trị rườm rà, tất cả các dịch vụ, ứng dụng hoạt động đều được xử lý bằng mạng lưới máy chủ ảo (đám mây) trên Internet một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Xét về khía cạnh từng chuyên môn, danh hiệu Sao Khuê năm nay cho thấy xu hướng rõ nét của việc ứng dụng các giải pháp phần mềm vào để giải quyết các vấn đề nóng của xã hội như y tế, giáo dục, hành chính công, nông nghiệp, kế toán, quản lý nhân sự, và đặc biệt là ngành bán lẻ.



Anh Cát Văn Khôi – Trưởng dự án Giải pháp quản lý bán hàng Sapo nhận  danh hiệu Sao Khuê 2015

Là một sản phẩm mới nhưng phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo đã khẳng định được sự phát triển vượt trội dựa trên nền tảng điện toán đám mây với mốc son đầu tiên – danh hiệu Sao Khuê 2015. Sở hữu tốc độ tăng trưởng hiện tại 180%, Sapo đang dần trở thành phần mềm bán hàng phổ biến với tầm nhìn là một “nền tảng kinh doanh của toàn xã hội” và xứ mệnh “mang đến những trải nghiệm đơn giản và toàn diện nhất trong cộng đồng doanh nghiệp.”

Sapo là một giải pháp quản lý bán hàng thông minh tiên tiến, giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Với hệ thống thống kê và tính toán lãi lỗ chính xác, chi tiết, các doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ doanh thu và lợi nhuận, tránh thất thoát hàng hóa. Đồng thời, việc nắm bắt được báo cáo tức thì khiến doanh nghiệp luôn có cái nhìn tổng thể để kịp thời đưa ra những chiến lược kinh doanh, điều phối hàng hóa hợp lý, tối ưu hóa mô hình kinh doanh của mình. Mặt khác, Sapo còn là một giải pháp bán hàng đa nền tảng trên mọi thiết bị (máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại ), mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ngay cả khi không có mạng. Ngoài ra, sự tích hợp các tính năng ngoại vi của 1 phần mềm bán hàng thông thường như SMS Marketing và website bán hàng mang lại sự thuận tiện nhất cho người dùng. 

Những phần mềm quản lý bán hàng như Sapo ra đời đã trở thành lời giải cho bài toán quản lý hàng tồn kho hay bất cứ những vấn đề nào trong lĩnh vực kinh doanh từ xuất-nhập cho tới sản phẩm, nhân viên…

Anh Cát Văn Khôi – Trưởng dự án Giải pháp quản lý bán hàng Sapo (trực thuộc Công ty CP Công nghệ DKT) cho hay: “Phần mềm bán hàng là lựa chọn tối ưu cho một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Tiềm năng phát triển không chỉ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hiện tại mà còn là tiềm năng lớn  trong tương lai, có thể tiếp cận với khoảng hơn 1 triệu khách hàng là các chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng… Danh hiệu Sao Khuê lần này ghi dấu ấn cho các doanh nghiệp được công nhận đồng thời cũng mở ra một chân trời mới, là một trong những bước đệm thúc đẩy sản phẩm của chính người Việt đến tay người dùng Việt.”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục