Nhiều khó khăn cần tháo gỡ cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/7/2015 | 3:03:56 PM

YênBái - YBĐT - Ngày 1/7, Sở Công Thương Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2015, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (ảnh).

Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Điện lực Yên Bái cùng trên 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, đến hết tháng 6/2015 trên địa bàn tỉnh có 460 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 267 công ty cổ phần, công ty TNHH; 97 doanh nghiệp tư nhân; 96 hợp tác xã; ngoài ra còn có 5.215 hộ cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp. 6 tháng đầu năm có 7 doanh nghiệp đăng ký mới trong đó có 3 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản và 4 đơn vị hoạt động chế biến nông, lâm sản thực phẩm.

Tình hình sản xuất công nghiệp tính đến hết tháng 6/2015 dự ước đạt 3.529 tỷ đồng (giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010), bằng 47% kế hoạch năm, tăng 6,74% so cùng kỳ, trong đó: công nghiệp khai khoáng ước đạt 367 tỷ đồng, tăng 3% so cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 2.575 tỷ đồng, tăng 6,9% so cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng ước đạt 571 tỷ đồng, tăng 8,6% so cùng kỳ; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước đạt 15 tỷ đồng, tăng 2,5% so cùng kỳ.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp cho rằng, hiện nay các đơn vị đang  gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất, trên địa bàn có quá nhiều cơ sở chế biến nên xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán; thiếu lao động do thị trường lao động tại địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp; chất lượng lao động thấp, chủ yếu lao động phổ thông chưa qua đào tạo; khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu; hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè quá mức quy định, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè sang Đài Loan bị trả về do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quản lý nhà nước của các ngành chức năng chưa khoa học, các doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra quá nhiều, có đơn vị 8 lần/năm; vốn vay ngân hàng vẫn còn ở mức cao, cao gấp 4 lần các nước trong khu vực.... Tất cả những ý kiến của doanh nghiệp tại buổi họp được Sở Công thương tập hợp báo cáo với UBND tỉnh để có biện pháp giải quyết.

 Quang Thiều

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục