Quy hoạch, phân vùng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/7/2015 | 4:55:58 PM

YênBái - YBĐT - Trong vài năm trở lại đây sản xuất nông, lâm nghiệp ở Yên Bình (Yên Bái) đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều địa phương đã tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và có những giải pháp hay, cách làm sáng tạo từng bước giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn những hạn chế cần được tháo gỡ và một hướng đi căn cơ.

Ngoài cây bưởi Đại Minh, hiện nay Yên Bình đã phát triển được hàng chục héc ta bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài cây bưởi Đại Minh, hiện nay Yên Bình đã phát triển được hàng chục héc ta bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

Cái được lớn nhất trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở Yên Bình là các địa phương đã tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và có những giải pháp hay, cách làm sáng tạo như: chuyển đổi mùa vụ trồng rừng tập trung vào vụ xuân; nuôi cá bằng biện pháp quây lưới trên các eo ngách hồ Thác Bà; khôi phục phát triển diện tích bưởi Đại Minh; phát triển vùng lúa đặc sản, vùng chè, vùng cây lâm nghiệp gắn với chế biến. Nhờ vậy, đời sống nhân dân đã có bước phát triển mạnh mẽ, số hộ khá giàu ngày một tăng, hộ nghèo đã giảm đáng kể theo từng năm. Nhưng đánh giá một cách chi tiết thì vẫn còn những tồn tại cần tháo gỡ và hướng đi căn cơ hơn. Bởi thực tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Để sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển hiệu quả, bền vững trước tiên cần có sự điều chỉnh về quy hoạch để xây dựng các vùng sản xuất tập trung trên một số lĩnh vực. Đối với trồng trọt, huyện cần chuyển một số diện tích trồng sắn đã bạc màu, năng suất thấp tại các xã vùng Đông hồ như: Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Xuân Lai, Phúc An sang trồng ngô đồi xen với cây đậu đỗ để phát triển vùng ngô hàng hóa. Chuyển một số diện tích đất đồi rừng tại các xã có lợi thế phát triển như: Xuân Long, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Tích Cốc, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Đại Minh, thị trấn Yên Bình sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Đại Minh, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ, cam sành, cam V2 và tiếp tục thực hiện Đề án phát triển vùng bưởi Đại Minh. Vì thực tế hiện nay người dân các xã này đang rất thành công trong việc trồng bưởi Diễn và thanh long ruột đỏ.

Cùng với đó, huyện cũng nên tập trung canh tác diện tích chè hiện có và tích cực đầu tư vào 800ha chè đã cải tạo có năng suất chất lượng cao tập trung tại các xã: Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà, Thịnh Hưng, đồng thời tiếp tục trồng cải tạo thay thế diện tích chè già cỗi tại các xã: Tân Nguyên, Bảo Ái, Tân Hương, Thịnh Hưng, Văn Lãng...

Đối với các xã dọc tuyến đường 7 nên tập trung phát triển diện tích trồng quế và cây dược liệu đồng thời triển khai thực hiện Dự án KFW8 trồng rừng gỗ lớn với quy mô 3.000ha tập trung tại 5 xã: Xuân Long, Ngọc Chấn, Tân Hương, Đại Đồng, thị trấn Yên Bình. Quy hoạch mở rộng diện tích trồng măng tre Bát Độ trên các đảo hồ và các xã như: Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia đưa tổng diện tích lên trên 300ha. Từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề đan rọ tôm và các sản phẩm mây tre đan. Đối với sản xuất lương thực tiếp tục đầu tư thâm canh cao 500ha sản xuất lúa cao sản đã được quy hoạch và tiếp tục thực hiện Đề án sản xuất lúa đặc sản xã Bạch Hà để tạo khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong chăn nuôi, chú trọng khôi phục, phát triển đàn trâu, bò tập trung ở các xã: Xuân Long, Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Cảm Nhân, Xuân Lai, Yên Thành, Phúc An, Tân Nguyên, Tân Hương, Bảo Ái đây là những địa phương có phong trào chăn nuôi khá hiệu quả trong thời gian vừa qua. Duy trì, phát triển bền vững trên 200 cơ sở chăn nuôi lợn hàng hóa, đầu tư chăn nuôi lợn hướng nạc và xây dựng trên thêm các cơ sở chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học.

Duy trì phát triển thủy sản trên các ao, hồ nhỏ, tận dụng các hồ, đập thủy lợi để nuôi cá với diện tích 555ha và đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên mặt nước hồ Thác Bà theo hướng phát triển hàng hóa, tập trung vào nuôi cá quây lưới và nuôi cá lồng. Song song với đó, huyện cũng cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Vận động nhân dân tự nguyện liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Những vấn đề nêu trên hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển nông, lâm nghiệp của huyện giai đoạn hiện nay. Nhưng để cụ thể hóa, thực hiện hiệu quả thì ngoài những cơ chế chính sách phù hợp cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cao của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện, tin rằng chắc chắn sẽ thành công.

Tuấn Hưng

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục