Chuyển biến Cảm Ân

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2015 | 9:52:42 AM

YênBái - YBĐT - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ủy, chính quyền xã Cảm Ân, huyện Yên Bình đã vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã tích cực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra, nhất là chỉ tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Từ kết quả đó, nhân dân có điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn.

Mô hình nuôi lợn quy mô từ 50 đến 90 con/lứa của anh Nguyễn Thanh Minh ở thôn Đoàn Kết cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi lợn quy mô từ 50 đến 90 con/lứa của anh Nguyễn Thanh Minh ở thôn Đoàn Kết cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/năm.

Với lợi thế hàng nghìn héc-ta diện tích đồi rừng, xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân đưa các loại giống cây trồng mới như: keo, mỡ, bồ đề lai về trồng. Ngoài các diện tích trồng lại sau khai thác, nhân dân còn tận dụng quỹ đất trồng cây màu khác kém hiệu quả để mở rộng diện tích trồng rừng kinh tế. Trong 5 năm qua, xã đã phát triển mới được trên 300ha và khoanh nuôi bảo vệ trên 90ha rừng. Là xã có thế mạnh về đồi rừng, với độ che phủ đạt trên 75%, vì thế nguồn thu nhập từ kinh tế đồi rừng ở địa phương chiếm gần 40%.

Hộ ông Hà Trọng Bằng thôn Đèo Thao là một trong những điển hình trong phát triển kinh tế đồi rừng và chăn nuôi hiệu quả. Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn đồi và chuồng trại chăn nuôi của gia đình, chỉ tay về phía những cánh rừng bạt ngàn ông Bằng phấn khởi cho biết: “Thôn Đèo Thao ruộng nước ít, phần lớn đời sống của người dân dựa vào sản xuất đồi rừng và chăn nuôi. Gia đình tôi ngoài đưa giống lúa lai vào gieo cấy mấy sào ruộng thì chủ yếu tập trung trồng rừng kinh tế và chăn nuôi. Hiện tôi có trên 15ha đồi rừng với đủ các lứa tuổi; hơn chục con trâu, bò cùng với chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan... Hàng năm bình quân tổng thu nhập của gia đình đạt 200 triệu đồng”.

Đi đôi với phát triển kinh tế đồi rừng, thì sản xuất nông nghiệp ở Cảm Ân cũng có nhiều chuyển biến. Trong đó, xã chuyển đổi giống thuần sang giống lai cho năng suất cao, chất lượng tốt; duy trì diện tích lúa cả năm từ 108ha trở lên. Chuyển biến mạnh là các loại cây rau màu vụ 3, trong đó ngô đông đã gieo trồng đạt trên 45ha, diện tích trồng trên chân ruộng 2 vụ lúa là trên 20ha; nhân dân còn tận dụng tối đa diện tích dưới cốt 58 lòng hồ Thác Bà vào mùa nước xuống để trồng lúa và cây màu góp phần nâng diện tích rau màu từ trên 20ha/năm lên trên 40ha năm 2014. Nhiều hộ gia đình có lợi thế ở mặt đường tiện lợi vận chuyển, trao đổi thì phát triển chăn nuôi theo hướng bán chuyên nghiệp, sản xuất hàng hoá. Trong xã đã có hàng chục hộ gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại với quy mô từ 50 con/lứa trở lên, có hệ thống máng ăn uống tự động và xử lý chất thải bằng hầm bioga.

Đến tham mô hình nuôi lợn quy mô 50 đến 90 con/lứa của gia đình anh Nguyễn Thanh Minh ở thôn Đoàn Kết, anh Minh trao đổi với chúng tôi: “Trước đây tôi chỉ nuôi 6 đến 7 một lứa, nhưng vài năm trở lại đây, điều kiện gia đình nâng lên tôi đã mạnh dạn thuê thêm đất bên cạnh mở rộng chuồng nuôi. Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí còn lãi 60 đến 70 triệu đồng, tôi đã có điều kiện nâng cấp chuồng trại theo hướng chăn nuôi hiện đại, đặc biệt là mua lại được mặt bằng để làm chuồng nuôi không còn phải thuê nữa”. Nhờ những nỗ lực từ mọi mặt, đến cuối năm 2014, bình quân thu nhập đầu người trong xã đã tăng lên đạt gần 24 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15% năm 2014.

Nhờ những định hướng kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân, bên cạnh đó là sự cố gắng của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân kinh tế phát triển, nhân dân có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội khác. Trong đó, đã hiến được hàng nghìn mét đất và góp hàng nghìn ngày công lao động để mở mới, tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn ở các thôn như Tân Lương, Tân Lập, Tân Tiến... làm nhà văn hoá cộng đồng ở thôn Tân Yên.

A Mua

Các tin khác
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục