Hướng đi nào cho chè VietGAP?

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2015 | 2:35:53 PM

YênBái - YBĐT - Tính đến thời điểm ngày 30/6/2015, toàn tỉnh có 3.972 hộ nông dân làm chè được cấp chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với diện tích gần 3.000ha, sản lượng thu hái đạt trên 17.000 tấn.

Nông dân xã Bảo Hưng thu hái chè VietGAP, năng suất đạt 10 tấn/ha.
Nông dân xã Bảo Hưng thu hái chè VietGAP, năng suất đạt 10 tấn/ha.

Tuy nhiên, chè VietGAP chưa được trả về đúng giá trị và đầu ra không ổn định đang là nỗi trăn trở của không ít người làm chè từ vùng thấp đến vùng cao. Qua đó, cũng phần nào lý giải được diện tích sản xuất chè VietGAP còn khiêm tốn trong tổng số gần 12.000ha chè toàn tỉnh.

Sản xuất chè VietGAP là sản phẩm chè an toàn có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được coi là cứu cánh cho ngành sản xuất, chế biến chè. Là địa phương có truyền thống sản xuất, chế biến, kinh doanh chè nên ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Yên Bái đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất chè nguyên liệu cho chế biến theo phương thức IPM mang lại hiệu quả khá tốt. Đặc biệt, trong vòng 5 năm trở lại đây, được sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật của ngành nông nghiệp, nhất là Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP), tỉnh Yên Bái triển khai xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất chè an toàn giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020, rất nhiều bà con nông dân vùng chè đã áp dụng. Ban quản lý Dự án QSEAP mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn hàng ngàn hộ dân áp dụng, đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng những tuyến đường bê tông, hố xử lý rác thải, bể tưới nước cho những vùng chè, đồi chè trọng điểm của Văn Chấn, Yên Bình và Trấn Yên...

Xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên có 300ha chè, trước đây chủ yếu là giống chè trung du già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, không đáp ứng  chế biến. Bằng sự năng động của bà con cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, nhân dân trong xã đã trồng cải tạo thay thế trên 100ha bằng giống chè lai, chè nhập nội. Đặc biệt, ba, bốn năm trở lại đây, đã có 165 hộ dân hai thôn Trực Thanh, Ngòi Đong áp dụng sản xuất theo quy trình chè sạch, chè VietGAP, mang lại thu nhập cao gấp đôi, gấp ba lần so với sản xuất chè truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Nam ở thôn Ngòi Đong là một trong nhiều hộ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho biết: "Sản xuất chè VietGAP khác hoàn toàn so với sản xuất chè truyền thống, người làm chè cũng vất vả hơn nhưng bù lại thu nhập cao hơn nhiều. Ngay từ khi trồng, giống chè phải bảo đảm có nguồn gốc rõ ràng, đất phải bảo đảm các yếu tố, phân bón phải phù hợp, chứ không phải phân nào cũng bón, ngay cả nước tưới cũng vậy. Bảo vệ thực vật phải phun đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng. Quá trình chăm sóc cũng phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký bảo vệ thực vật, phân bón cũng vậy và cả khi bán sản phẩm...".

Không chỉ sản xuất theo đúng quy trình mà các nhóm hộ, các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP ở Bảo Hưng còn xây dựng được quy chế giám sát cộng đồng, phát huy tính tự chủ của mỗi cá nhân trong quá trình sản xuất. Qua đó cho thấy, ý thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt, sản lượng chè, chất lượng chè tốt hơn rất nhiều. Giữa thời điểm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là có nhiều luồng thông tin về chất lượng chè, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè như hiện nay, việc thiết lập những mô hình sản xuất theo VietGAP là mong mỏi của các cấp, các ngành và người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản xuất chè VietGAP cũng đang gặp những khó khăn và chưa hấp dẫn người dân.

Qua thực tế, phần lớn chè sản xuất theo VietGAP người dân tự thu hái, sản xuất, chế biến thủ công và tự tiêu thụ là chính chứ chưa có một doanh nghiệp, nhà máy nào thu mua chè nguyên liệu. Sản xuất thủ công, tự đóng gói và tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thương hiệu chè không có, dẫn tới giảm giá trị. Một, hai năm đầu, người dân xã Bảo Hưng ăn nên làm ra nhờ chè VietGAP nhưng trong thời gian gần đây đang chững lại. Do không có thương hiệu nên thị trường không ổn định. Bên cạnh đó, không ít tư thương mượn danh chè VietGAP trà trộn gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, chất lượng sản phẩm. Sản xuất chè VietGAP phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt dẫn tới giá thành cao, trong khi đó, các doanh nghiệp chè phần lớn sản xuất chè đen, do vậy cũng chẳng mấy mặn mà với chè VietGAP. Thực trạng chè VietGAP chưa trả về đúng giá trị và bế tắc trong đầu ra đang trở thành nỗi trăn trở của các địa phương và người làm chè.

Hiện nay, diện tích chè VietGAP mới đang vào thời kỳ kiến thiết cơ bản, chỉ một hai năm nữa, chè phát triển, sản lượng không phải là 17.000 tấn mà sẽ là 25.000 - 30.000 tấn. Với sản lượng như vậy, nếu chúng ta không có một chiến lược trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu thì chè VietGAP sẽ lại đổ bể! Vấn đề mấu chốt hiện nay là chưa có sự bắt tay giữa các doanh nghiệp và người nông dân. Chè VietGAP chỉ thành công khi có sự liên kết chặt giữa Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - doanh nghiệp. Nhu cầu sử dụng chè sạch, chè VietGAP là rất lớn nhưng thực tế lại khó khăn trong tiêu thụ.

Nguyên nhân chính là không hợp lý về phát triển, tổ chức và quản lý thị trường. Diện tích quy đông đặc của toàn tỉnh là 3.000ha nhưng lại nằm nhỏ lẻ trong những vùng chè 12.000ha. Công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm vốn đã yếu của ngành chè thì đối với chè VietGAP lại càng yếu hay nói đúng hơn là không có.

Việc không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Do vậy, để sản xuất chè VietGAP phát triển bền vững, chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến vấn đề thị trường, tổ chức mạng lưới thu mua, tiêu thụ. Muốn làm được việc đó cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp để tạo lập một thị trường tiêu thụ.

Thanh Phúc

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục