Khởi công nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Quảng Ngãi

  • Cập nhật: Thứ bảy, 29/8/2015 | 8:10:59 PM

Sáng 29/8, nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) với công suất thiết kế 19,2 MW.

Phó Thủ tướng mong muốn Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân và các đối tác tập trung nguồn lực triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Phó Thủ tướng mong muốn Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân và các đối tác tập trung nguồn lực triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa của dự án, tuy công suất không lớn nhưng đây là bước khởi đầu mở ra hướng phát triển đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của đất nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhu cầu năng lượng điện của nước ta vẫn đang rất lớn, tăng trưởng bình quân hằng năm đạt hơn 13%, nhưng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy, việc phát triển đa dạng các nguồn năng lượng sơ cấp, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng nguồn vốn xã hội như nhà máy điện mặt trời ở Quảng Ngãi là hướng đi hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Phó Thủ tướng mong muốn Công ty CP Đầu tư xây dựng Thiên Tân (chủ đầu tư) và các đối tác Ấn Độ, Thái Lan tập trung nguồn lực triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Phối hợp với địa phương trong quá trình thi công, vận hành, tuyển dụng và đào tạo lao động.

Nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên diện tích 24 ha, có công suất thiết kế 19,2 MW, áp dụng công nghệ quang điện mặt trời của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 826 tỉ đồng. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016.

Theo các chuyên gia năng lượng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua khiến nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, điện năng chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện dù nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta được công nhận có tiềm năng lớn.

Hiện hầu hết lãnh thổ nước ta được hưởng hơn 2.000 giờ nắng hằng năm, với tổng năng lượng mặt trời bức xạ trên 1.200 Mcal/m2, trong đó khu vực thuận lợi nhất cho phát triển điện mặt trời là khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang. Các tính toán cho biết về dài hạn đến 2050, nước ta có thể phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho phát điện với quy mô lớn, công suất lắp đặt có thể trên 20% tổng công suất nguồn.

Để khuyến khích phát triển điện mặt trời, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong chiến lược phát triển năng lượng của Chính phủ, mục tiêu đề ra là năm nay năng lượng tái tạo chiếm 5% cơ cấu năng lượng và đạt 8% năm 2020.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục