Không để thừa vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/8/2015 | 3:27:39 PM

YênBái -

YBĐT - Ngày 31/8, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và bàn các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2015.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố... Đồng chí Tạ Văn Long - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Năm 2015, tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn tỉnh trên 2.122 tỷ đồng; đến hết tháng 8 đã thực hiện giải ngân trên 1.145 tỷ đồng, bằng  54% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư phát triển giải ngân đạt 1.122 tỷ đồng, bằng 57% kế hoạch; vốn sự nghiệp các chương trình mục tiêu quốc gia đạt gần 23,7 tỷ, bằng 18% kế hoạch. Các nguồn vốn như  vốn ngân sách địa phương giao đầu năm (phần chi xây dựng cơ bản) giải ngân đạt 110,6 tỷ đồng, bằng 71%; vốn ngân sách địa phương bổ sung trong năm giải ngân đạt 40,5 tỷ đồng, bằng 30% kế hoạch; vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu giải ngân đạt 226,2 tỷ đồng, bằng 58% kế hoạch; vốn dự phòng ngân sách Trung ương, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đạt 30- 35% kế hoạch.Đối với nguồn vốn chuyển nguồn từ kế hoạch năm trước sang đã giải ngân đạt trên 347 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch. 

Nhìn chung, 8 tháng đầu năm, kết quả giải ngân đạt các nguồn vốn đạt thấp so với kế hoạch; nhóm các nguồn vốn như vốn ngân sách địa phương, bổ sung từ ngân sách Trung uơng, vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho lĩnh vực thủy lợi, vốn năm trước được phép kéo dài, tiến độ giải ngân cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương đầu tư cho 2 dự án kè chống sạt lở suối Cầu Dài đoạn từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đến đường Lê Lợi; chống sạt lở suối Hào Gia, thành phố Yên Bái chỉ đạt 23% đến 41%  kế hoạch.  Đối với vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu như: chương trình phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, thủy sản chỉ đạt 18%; chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đạt 34%; nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia đạt 32%; nguồn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ hạ tầng y tế, tập trung vào một số dự án lớn như Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, các bệnh viện đa khoa Lục Yên, Trạm Tấu, Yên Bình giải ngân mới đạt 19%. 

Các nguồn vốn có tiến độ giải ngân đạt thấp do phụ thuộc vào các nguồn thu gồm thu từ sử dụng đất và xổ số kiến thiết. Nhóm các nguồn vốn mới được giao chỉ tiêu kế hoạch chưa thực hiện giải ngân gồm vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nguồn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; ứng trước từ tăng thu ngân sách địa phương…

Tại Hội nghị, các ngành và các địa phương đã phát biểu nhiều ý kiến nêu rõ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân dẫn đến một số chương trình, dự án thực hiện và giải ngân chậm đổng thời đề ra nhiều giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 như: các dự án mới đã có kế hoạch đấu thầu được phê duyệt cần hoàn thiện các thủ tục thanh toán đảm bảo tiến độ, không để tình trạng dồn ép thanh toán vốn vào những tháng cuối năm, không thực hiện tạm ứng hợp đồng theo quy định do ngại làm thủ tục bảo lãnh; các dự án đã hoàn thành, chuyển tiếp, các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân của công trình, dự án; hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán với kho bạc Nhà nước; không để xảy ra tình trạng dự án hoàn thành, có khối lượng thực hiện nhưng chưa được thanh toán do chưa đủ thủ tục nghiệm thu….

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tạ Văn Long yêu cầu: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh trong thời gian tới có báo cáo hàng tháng giử UBND tỉnh; đề nghị các chủ đầu tư dự án 15 ngày có báo cáo về tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản để Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp; các chủ đầu tư cần lựa chọn các nhà thầu tư vấn có đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; do yếu tố khách quan nên việc phân bổ kế hoạch vốn hàng năm thường chậm, do vậy khi có kế hoạch vốn chủ đầu tư cần tập trung người để thực hiện dự án đáp ứng được vấn đề giải ngân hàng năm; Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện cần nghiên cứu các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong thủ tục nộp hóa đơn giá trị gia tăng phần nhân dân đóng góp, phấn đấu không để thừa vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015... 

Quang Thiều

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục