Hiệu quả từ một dự án

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/9/2015 | 10:01:06 AM

YênBái - YBĐT - Với mục tiêu tạo cơ hội việc làm, cải thiện điều kiện sản xuất, tạo cơ hội sinh kế cho người dân nghèo và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS); nâng cao thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân, thời gian qua Dự án giảm nghèo (DAGN) giai đoạn 2 của tỉnh đã hỗ trợ người dân nghèo của 40 xã khó khăn bằng nguồn vốn, kiến thức, năng lực, qua đó đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất đa dạng hoá các liên kết thị trường thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Một mô hình chăn nuôi cùng sở thích ở huyện Trạm Tấu đang phát huy hiệu quả.
Một mô hình chăn nuôi cùng sở thích ở huyện Trạm Tấu đang phát huy hiệu quả.

Trước đây, gia đình anh Phàng A Dê - thôn Tà Sùa, xã Bản Công (huyện Trạm Tấu) là một trong những hộ nghèo nhất của xã. Nhưng từ khi được DAGN giai đoạn 2 của tỉnh hỗ trợ vốn, anh đầu tư nuôi gà, cuộc sống đã dần khá hơn. Ban đầu, anh Dê nuôi với số lượng ít, sau được tập huấn kỹ thuật và thấy hiệu quả, anh đã mạnh dạn tăng dần số lượng. Đến nay, gia đình anh Dê đã bớt khó khăn hơn và có ít vốn tích luỹ để tiếp tục mở rộng sản xuất, anh cho biết: “Gia đình mình được DAGN hỗ trợ về con giống và kỹ thuật chăm sóc, đến nay đàn gà đang phát triển tốt, cho thu nhập ổn định, cuộc sống cũng bớt khó khăn hơn. Thời gian tới, mình sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi gà”.

Trạm Tấu là một trong 5 huyện được DAGN giai đoạn 2 của tỉnh đầu tư, hỗ trợ cho người dân ở 9 xã khó khăn gồm: Bản Công, Xà Hồ, Pá Lau, Túc Đán, Bản Mù, Phình Hồ, Trạm Tấu, Tà Xi Láng, Làng Nhì. Với hơn 600 tiểu dự án được triển khai thực hiện tại các xã như: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn, bản, hỗ trợ sinh kế, phục vụ sản xuất, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho phụ nữ... Đến nay, các tiểu dự án này đã thực sự mang lại hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng cao.

Bằng cách làm chặt chẽ, thiết thực hiệu quả, huyện Trạm Tấu đã hình thành được các nhóm hộ có cùng sở thích chăn nuôi như: chăn nuôi lợn, gà, bò... đồng thời, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá tập trung, mở rộng quy mô, tích luỹ thêm kinh nghiệm trong chỉ đạo phát triển kinh tế của địa phương.

Hộ gia đình anh Cầm Văn Chinh và Chị Ngô Thị Thuỷ ở thôn 3 (Khe Tăng), xã Quang Minh, huyện Văn Yên, trước đây là hộ nghèo, từ năm 2012 được tham gia tiểu dự án sinh kế nuôi gà ta thả vườn với 100 con giống. Anh Chinh và chị Thuỷ được cán bộ khuyến nông hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, cán bộ quản lý DAGN huyện thường xuyên kiểm tra nên đã thành công và cho thu nhập ổn định. Sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất gia đình tiếp tục tái đàn và phát triển chăn nuôi gà hiệu quả. Hiện nay, gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Anh Chinh chia sẻ: “Cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường để chúng tôi có điều kiện phát triển chăn nuôi. Đến nay, gia đình tôi đã hoàn toàn thoát nghèo. Tôi mong rằng, thời gian tới Dự án sẽ đến được với nhiều người nghèo hơn để cuộc sống của họ bớt đi khó khăn”.

DAGN giai đoạn II (2010 - 2015) tại huyện Văn Yên được triển khai thực hiện trên địa bàn 7 xã khó khăn nhất gồm: Xuân Tầm, Nà Hẩu, Quang Minh, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Viễn Sơn. Tổng mức đầu tư giai đoạn này là trên 100 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) là hơn 89 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng và người dân đóng góp.

Với 805 hoạt động lớn nhỏ được phê duyệt, trong đó 778/805 hoạt động được giao cho cấp xã làm chủ đầu tư; 261 công trình tiểu dự án về các hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng và 431 hoạt động sinh kế khác nhau, trong đó hoạt động chăn nuôi chiếm 87,5%. Đến nay, sau 5 năm triển khai thu nhập bình quân đầu người của các xã trong vùng Dự án ở huyện Văn Yên tăng bình quân chung 156,7% và tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4% mỗi năm.

Trên địa bàn toàn tỉnh, DAGN giai đoạn 2 được triển khai tại 351 thôn, bản của 40 xã khó khăn và vùng đồng bào DTTS thuộc 5 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, với tổng số trên 28.800 hộ tham gia, trong đó có gần 16 nghìn hộ nghèo chiếm 60%. Dự án gồm 4 hợp phần với tổng kinh phí đầu tư là gần 590 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn WB là trên 511 tỷ đồng, vốn đối ứng trên 78 tỷ đồng. Qua 5 năm triển khai đã giúp cuộc sống của người dân nghèo trong vùng Dự án có nhiều thay đổi tích cực, đã tạo cơ hội việc làm, cải thiện điều kiện sản xuất, tăng cường và phát triển các cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo, vùng đồng bào DTTS. Kết quả sau 5 năm thực hiện Dự án đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo chung của vùng Dự án từ 51,46% năm 2010 xuống còn 47,15% năm 2015.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư và kéo dài giai đoạn 2 của Dự án đến năm 2018. Đây sẽ là cơ hội giúp các xã nghèo phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệnh về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc, nhóm dân cư để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trần Ngọc

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục