Sản xuất công nghiệp: Giữ vững "khâu đột phá"

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/9/2015 | 2:19:52 PM

YênBái - YBĐT - Đến nay, UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch trên 366ha, trong đó 9 cụm đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích trên 269ha và tổng số vốn đầu tư hạ tầng 367 tỷ đồng.

Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bình) sơ chế sản phẩm măng khô trước khi đóng gói.
Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bình) sơ chế sản phẩm măng khô trước khi đóng gói.

Đã thu hút được 46 dự án đăng ký đầu tư với tổng diện tích đất các dự án đăng ký thuê là trên 120ha và tổng vốn đăng ký 1.202 tỷ đồng (có 32/46 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 542 tỷ đồng; tổng số vốn đã thực hiện đầu tư trên 565 tỷ đồng). Yên Bái cũng đã phê duyệt 5 khu công nghiệp với tổng diện tích 794ha. Đến nay có 25 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 7.751 tỷ đồng, trong đó có 24 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 6.708 tỷ đồng, 1 dự án  đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 1.042 tỷ đồng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì tốc độ tăng trưởng cao là một trong ba khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.  Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, sản xuất công nghiệp Yên Bái đã khai thác và phát huy tốt những tiềm năng sẵn có để thu hút đầu tư và phát triển. Nhờ đó, sản xuất công nghiệp đã tiếp tục tăng trưởng, có một số sản phẩm mới, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

Năm đầu nhiệm kỳ (2010), sản xuất công nghiệp ở Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức. Đó là, đơn hàng sụt giảm, thị trường thu hẹp, sản phẩm tiêu thụ chậm, tồn kho cao... Nhiều doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản chịu tác động mạnh từ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tạm dừng xuất khẩu quặng sắt, đá vôi trắng dẫn đến khai thác, chế biến các sản phẩm này chững lại. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất chế biến nông, lâm sản thiếu vốn lưu động để thu mua nguyên liệu, thị trường không ổn định, hiệu quả kinh doanh thấp... Những khó khăn đó khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, nhiều dự án chậm tiến độ hoặc không thực hiện đầu tư.

Trước khó khăn đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn. Nhiều cuộc họp với các cấp, ngành, doanh nghiệp đã được triển khai nhằm nắm bắt tình hình, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp hỗ trợ, kích cầu cho doanh nghiệp. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền cơ chế, chính sách, công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh; thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp với ngân hàng để tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

Song song với đó, nhiều giải pháp “gỡ khó” cụ thể đã được triển khai như: tổ chức các hội nghị liên kết, xúc tiến thương mại quy mô vùng; tập trung tổ chức các hội chợ của khu vực và của tỉnh; mở các hội nghị kết nối cung- cầu. Bên cạnh đó, tỉnh còn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm bằng cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng và những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã nỗ lực “tự cứu mình” bằng cách củng cố, sắp xếp lại sản xuất, cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm bớt các công đoạn dư thừa; thực hành tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu...

Ở tầm vĩ mô, tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp và các quy hoạch sản phẩm chủ yếu; huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ cho công nghiệp hóa; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.

Bãi khai thác đá trắng tại Lục Yên của Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam.

Với nội lực vượt khó và ngoại lực hỗ trợ, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã từng bước hồi phục, duy trì và phát triển, góp phần giúp sản xuất công nghiệp chuyển mình mạnh mẽ. Đánh giá, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2015 đạt 7.500 tỷ đồng trở lên, tăng gần gấp đôi con số đầu nhiệm kỳ với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua đạt 10,7%/năm.

Trong đó, nhiều lĩnh vực sản xuất có mức tăng trưởng khá, như: công nghiệp sản xuất điện tăng 3,2 lần; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,4 lần; công nghiệp khai khoáng tăng 1,4 lần... so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, nhiều dự án lớn đã hoàn thành đi vào sản xuất như: Dự án Thủy điện Văn Chấn công suất 57MW, Nhà máy Tuyển quặng sắt của Công ty TNHH một thành viên  Phát triển số 1 Hải Dương, một số dự án sản xuất tinh dầu quế... Trong 5 năm, toàn tỉnh đã thu hút được 145 dự án phát triển công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký trên 13.000 tỷ đồng và 99 triệu USD.

Thương mại, xuất khẩu theo đó cũng có sự tăng trưởng khá, thị trường ổn định, chất lượng giao dịch thương mại được nâng lên. Cụ thể, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015 ước đạt 11.300 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 60 triệu USD, tăng gấp 2 lần năm 2010. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như chè, quế, đũa gỗ, sứ biến áp... đã có thêm một số sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao như tinh bột sắn, đá block, ván ghép thanh...

Có thể nói, bức tranh sản xuất công nghiệp của tỉnh trong 5 năm qua duy trì  ổn định và có mức tăng trưởng khá, bước đầu hình thành một số sản phẩm mới trong công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện. Đặc biệt, cơ cấu ngành có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng; chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên, một số sản phẩm đã tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.       

Với những định hướng chiến lược cụ thể và những nỗ lực vượt khó để duy trì tốc độ tăng trưởng  khá, sản xuất công nghiệp đang có những đóng góp xứng đáng là "một trong ba khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững"  trên quê hương Yên Bái.

Hùng Cường

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục