Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/10/2015 | 1:44:56 PM

Phí kiểm dịch lợn thịt cao nhất là 1.000 đồng/con còn phí kiểm soát giết mổ sẽ phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ.

Cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn.
Cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn.

Trước thông tin vướng mắc trong việc thu phí, lệ phí trong việc kiểm dịch, kiểm soát giết mổ lợn, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện cơ quan thú y các địa phương chỉ thu 2 loại phí về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ lợn, riêng phí lấy mẫu xét nghiệm thì theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn.

Theo báo cáo giải trình của Cục Thú y, thu phí kiểm dịch vận chuyển chỉ thu phí 1 loại phí kiểm tra lâm sàng đối với lợn trọng lượng từ 15kg trở xuống là 500 đồng/con, và lợn trên 15kg là 1.000 đồng/con.

Các Chi cục Thú y không tổ chức bấm thẻ tai lợn thịt và chỉ niêm phong phương tiện vận chuyển. Đối với lợn giống, hầu hết chủ gia súc tự bấm thẻ tai trong quá trình nuôi, nên khi vận chuyển không tổ chức bấm thẻ tai và không thu phí thẻ tai.

Việc thu phí kiểm soát giết mổ lợn thực hiện theo Thông tư 04 và Thông tư 113  sửa đổi của Bộ Tài chính quy định. Mức thu phí phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ từ 100 con đến 200 con/ngày. Việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ làm cơ sở công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện để chi trả cho việc chi phí xét nghiệm.
Hiện các cơ quan Thú y trên cả nước chỉ thu phí kiểm tra lâm sàng trước khi vận chuyển lợn đi tiêu thụ chia ra 2 dòng thu đối với lợn thịt và lợn sữa và phí kiểm soát giết mổ theo 4 dòng thu theo công suất giết mổ.

Về thu phí xét nghiệm, chỉ lấy mẫu giám sát bệnh định kỳ để cảnh báo và làm cơ sở công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của chủ cơ sở chăn nuôi lợn, xét nghiệm chỉ tiêu nào thì cơ sở trả tiền theo chỉ tiêu đó.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh kiểm định cân được sử dụng trong mua bán tại chợ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Từ năm 2024, bên cạnh việc kiểm định các phương tiện đo: công tơ điện, cân ô tô, thiết bị X quang… các loại cân (phương tiện đo nhóm 2) tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin và khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh kiểm định thường xuyên, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục