Đưa vào khai thác đường bay mới Huế-Đà Lạt từ ngày 25/10

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/10/2015 | 2:23:28 PM

Chiều 6/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Jestar Pacific Airlines tổ chức buổi họp báo giới thiệu đường bay mới "Huế-Đà Lạt và ngược lại".

Nhân viên Jestar Pacific tặng hoa cho hành khách.
Nhân viên Jestar Pacific tặng hoa cho hành khách.

Đây là lần đầu tiên, Huế và Đà Lạt có đường bay hàng không dân dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại và kích thích nhu cầu giao thương kinh tế, du lịch, giữa 2 địa phương vốn có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch.

Cụ thể, từ ngày 25/10, đường bay "Huế-Đà Lạt và ngược lại" chính thức được đưa vào khai thác, tần suất 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần, vào thứ Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật bằng máy bay Airbus A320-180 ghế đồng hạng phổ thông.

Chuyến bay từ Huế có số hiệu BL233, cất cánh lúc 11 giờ 25 phút. Ở chiều ngược lại, từ Đà Lạt có số hiệu BL 232, cất cánh lúc 9 giờ 40 phút. Thời gian bay cho mỗi chiều trong khoảng 1 giờ 10 phút.

Theo ông Nguyễn Đình Tĩnh, Giám đốc phụ trách khu vực miền Nam và miền Trung của Jetstar Pacific, cho biết giá vé cho chuyến bay Huế-Đà Lạt từ thấp đến cao, từ 550.000 đồng/chặng (chưa bao gồm thuế và phí). Mức giá trên chưa bao gồm các loại vé siêu rẻ được bán trong các đợt khuyến mại.

Từ ngày 29/9, khi có thông tin mở chuyến bay "Huế-Đà Lạt và ngược lại" đến nay, đã có gần 3.000 lượt khách mua vé cho chuyến bay đi và về giữa Huế-Đà Lạt.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, nhu cầu đi lại giữa 2 địa phương cũng đang tăng trưởng.

Việc đường bay Huế-Đà Lạt lần đầu tiên đưa vào khai thác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; bên cạnh việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân thì việc mở thêm đường bay này sẽ tạo thuận lợi để kích thích tăng trưởng du lịch, kết nối giữa 2 trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và Tây nguyên của Việt Nam.

Về phía tỉnh Thừa Thiên-Huế cam kết sẽ hỗ trợ quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh và quảng cáo trực quan trên địa bàn tỉnh; sẽ giảm 50% giá vé của 2 địa điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý cho tất cả các du khách đi trên đường bay này; hỗ trợ hãng hàng không mở địa điểm văn phòng giao dịch tại 1 Phạm Hồng Thái (thành phố Huế).

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên-Huế còn hỗ trợ 100% chi phí trung chuyển từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế và ngược lại cho chuyến bay Huế-Đà Lạt.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục