Đi lên từ "đòn bẩy" kinh tế lâm nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/10/2015 | 2:54:22 PM

YênBái - YBĐT - Phần lớn diện tích là đất rừng với trên 3.000 ha, những năm trở lại đây, xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái) xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hướng đi này đã và đang giúp cuộc sống của người dân từng bước đổi thay.

Cơ sở chế biến của gia đình anh Lương Văn Vinh mỗi năm tiêu thụ 150 mét khổi gỗ rừng trồng cho người dân trong xã.
Cơ sở chế biến của gia đình anh Lương Văn Vinh mỗi năm tiêu thụ 150 mét khổi gỗ rừng trồng cho người dân trong xã.

Xã Yên Thái có 678 hộ dân với 2.592 khẩu. Ruộng nước ít, tính ra mỗi khẩu cũng chỉ có vài trăm mét vuông ruộng nước nên cũng chỉ đủ ăn. Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền xã xác định tập trung đẩy mạnh kinh tế đồi rừng.

Từ năm 2000 trở về trước, đất rừng ở Yên Thái chủ yếu là những dãy đồi trọc, cây cỏ dại mọc; chuyện làm giàu từ rừng người dân chưa mặn mà. Để phát huy thế mạnh kinh tế rừng, xã thực hiện giao diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân quản lý và canh tác; khai thác triệt để các chương trình, dự án trồng rừng của tỉnh, của huyện đưa vào triển khai thực hiện ở địa phương; vận động nhân dân phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Sau khi một vài hộ dân trồng rừng cho thu nhập cao, người dân địa phương bắt đầu chú ý và mạnh dạn khai hoang, cải tạo đất, đầu tư vốn để phát triển kinh tế rừng. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn diện tích đất đồi trọc trước kia đã được phủ xanh bằng những cánh rừng quế, bồ đề. Ông Nguyễn Quốc Tuyển - Chủ tịch UBND xã Yên Thái cho biết: "Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm, toàn xã khai thác và trồng mới được trên 100 ha rừng. Đến nay, toàn xã có trên 1.600 ha quế và trên 1.300 ha cây bồ đề. Nhờ trồng rừng mà đời sống của bà con nhân dân đã có bước chuyển đáng khích lệ, nhiều gia đình từ chỗ nghèo đói nay đã vươn lên khá, giàu và xuất hiện nhiều triệu phú từ trồng rừng".

Chúng tôi đến thăm cơ sở trồng và chế biến gỗ rừng trồng của gia đình anh Lương Văn Vinh ở thôn 3. Trước đây, gia đình anh thuộc hộ nghèo khó ở thôn Trò, một phần do thiếu đất sản xuất, một phần "đói" vốn. Năm 2004, gia đình anh mạnh dạn nhận 2 ha đất trống để trồng rừng. Từ đó, ngày ngày, vợ chồng anh tay dao, tay cuốc lên đồi cải tạo đất trống trồng quế, bồ đề. Cứ thế, lấy ngắn nuôi dài kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật từ khâu trồng đến chăm sóc nên diện tích rừng của gia đình anh trồng đều xanh tốt.

Năm 2010, gia đình anh bán toàn bộ diện tích quế, xây được căn nhà khang trang. Không dừng lại ở đó, nhận thấy trong xã có nguồn nguyên liệu dồi dào, anh quyết định đầu tư dây chuyền chế biến gỗ, tiêu thụ nguyên liệu cho bà con trong xã. Hàng năm, cơ sở của gia đình chế biến được 150 m3 gỗ rừng trồng.

Giờ đây, không chỉ riêng gia đình anh Vinh mà hầu hết những hộ khá giả trong thôn, trong xã cũng nhờ trồng rừng. Nhiều hộ thoát nghèo cũng từ trồng rừng, trong đó có thể kể đến gia đình ông Nguyễn Tiến Tâm, Nguyễn Văn Sáng, Đinh Văn Hồng...

Hiện ở Yên Thái, hộ nào cũng sống bằng nghề rừng. Hộ ít thì có gần 1 ha, hộ nhiều có đến chục héc-ta rừng. Nghề rừng đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọn của địa phương. Từ trồng rừng, nhiều hộ đã mua sắm được tủ lạnh, ti vi, xe máy, đời sống trở lên sung túc, đầy đủ hơn, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 19%. Bên cạnh phát triển vùng nguyên liệu, xã chủ trương trồng rừng gắn với tiêu thụ và chế biến lâm sản để phát triển bền vững.

Xã Yên Thái đang có 6 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng lớn nhỏ, trong đó có 3 cơ sở ván bóc, 3 cơ sở sản xuất ván thanh, góp phần tiêu thụ nguyên liệu gỗ rừng trồng cho người dân trong xã. Mỗi năm, các cơ sở chế biến này tiêu thụ trên 3.000 m3 gỗ rừng trồng cho người dân địa phương.

Những kết quả từ phát triển kinh tế lâm nghiệp của Yên Thái trong thời gian qua thể hiện chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền xã và sự nỗ lực vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, nhất là sự đồng lòng, chung sức của người dân nơi đây. Đây là bước đột phá, tạo chuyển biến đáng kể cho kinh tế - xã hội địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân.

Văn Thông

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục