Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: Không chủ quan, lơ là

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/11/2015 | 8:02:55 PM

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp trong cả nước. Ở Yên Bái cũng đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện nay đang vào thời điểm tái đàn để chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và tết Nguyên đán, vì vậy, việc tập trung cho công tác phòng chống dịch hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.

Tiêm phòng cho gia súc là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch bệnh.
Tiêm phòng cho gia súc là biện pháp hữu hiệu trong phòng chống dịch bệnh.

Tính đến ngày 15/11/2015, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 156 con gia súc mắc bệnh LMLM trong đó: 62 con trâu, 54 con bò, 40 con lợn. Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh dịch bệnh LMLM xảy ra từ ngày 7/10/2015 đến 10/11/2015 ở 51 hộ của 7 bản thuộc 3 xã là Chế Tạo, Nậm Khắt (Mù Cang Chải) và Túc Đán của huyện Trạm Tấu. Ngay sau khi phát hiện có dịch ngành chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương trực tiếp xuống kiểm tra, triển khai nhanh các biện pháp phòng, chống dịch; tiến hành phun hoá chất tiêu độc khử trùng vùng dịch và tiêu huỷ ngay những vật nuôi mắc bệnh.

Chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để chủ động phòng ngừa dịch bệnh bùng phát và lập cam kết với các hộ nuôi phải cách ly khi có gia súc bị ốm. Mặt khác, thành lập chốt kiểm dịch tạm thời không cho người dân vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc ra, vào địa bàn trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Trước yêu cầu cấp bách, Chi cục Thú y tỉnh cấp 20.000 liều vắc xin LMLM đợt II và 98 lít thuốc sát trùng để phòng, chống dịch bệnh ở 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Sau khi được cấp vắc-xin LMLM, các địa phương có gia súc mắc bệnh đã nhanh chóng tổ chức tiêm cho toàn bộ gia súc có trên địa bàn.

Sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh trong việc chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã khống chế kịp thời dịch LMLM. Cho đến thời điểm này, trên địa bàn hai huyện bị dịch chưa phát hiện thêm gia súc mắc bệnh. Tuy nhiên, theo ông Đặng Bình Nguyên - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thú y tỉnh thì từ nay cho đến tết Nguyên đán không thể chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Ngược lại, cần tập trung cao cho công tác này một cách quyết liệt và đồng bộ hơn. Bởi, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong nước đang có chiều hướng diễn biến hết sức phức tạp. Hiện  đang là thời điểm các hộ chăn nuôi trong tỉnh tích cực nhập con giống để tái đàn, chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và tết Nguyên đán; cùng với đó là việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm vào, ra địa bàn tỉnh gia tăng do đó nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh ở gia súc là rất cao.

Trước diễn biễn phức tạp của dịch bệnh ngày 12/10/2015 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn số 8385 về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Ngay khi có Công điện khẩn tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp và các sở, ngành liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Cụ thể: củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh; các địa phương có gia súc mắc bệnh lấy mẫu gửi đi xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh; tập trung mọi nguồn lực nhanh chóng bao vây, dập dịch; tiến hành tiêu hủy, nhốt cách ly gia súc mắc bệnh; chính quyền địa phương quản lý chặt ổ bệnh; tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực có ổ dịch và tiêm phòng vắc xin bao vây dập dịch. Quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ động vật nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh, làm lây lan dịch bệnh.

Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời tại nơi diễn ra dịch bệnh để ngăn chặn, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh ra ngoài vùng có ổ dịch; đồng thời, tiến hành phun tiêu độc khử trùng các phương tiện giao thông đi ra, vào khu vực có ổ dịch. Tăng cường công tác giám sát lâm sàng, phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời, áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt dập tắt nhanh ổ dịch khi còn ở diện hẹp. Tăng cường thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của các loại dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch cho cán bộ và nhân dân, đặc biệt là cho người chăn nuôi, người buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm.

Nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chuồng trại; nhập con giống vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng và xuất phát từ vùng an toàn dịch, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học… Tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục tăng cường giám sát dịch bệnh, phân công cán bộ kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

Công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết hiện nay, tin rằng với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, ngành nông nghiệp và UBND các huyện, thị xã, thành phố, công tác này sẽ đạt kết quả tốt, bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cuối năm cho nhân dân.

Hồng Duyên

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục