Yên Bình bảo vệ, khai thác hiệu quả “lá phổi xanh”

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/11/2015 | 3:10:03 PM

YBĐT - Là huyện cửa ngõ của tỉnh Yên Bái, giao thông thuận lợi, lại có diện tích rừng lớn, phong phú về chủng loại, do vậy công tác quản lý bảo vệ rừng ở Yên Bình luôn gặp khó khăn. Đã nhiều năm, Yên Bình là điểm "nóng" về tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản trái phép.

Rừng phòng hộ đầu nguồn ở Xuân Long được quản lý
bảo vệ tốt.
Rừng phòng hộ đầu nguồn ở Xuân Long được quản lý bảo vệ tốt.

Những khu rừng tự nhiên ở Xuân Long, Ngọc Chấn, Xuân Lai, Yên Thành, Tân Nguyên... từng bị lâm tặc tàn phá. Trước những thực trạng đó, huyện đã có nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ gắn với phát triển vốn rừng hiệu quả.

Với diện tích trên 38.000 ha rừng, trong đó có 13.743 ha rừng tự nhiên, 25.000 ha rừng trồng, lại nằm ở hầu hết các xã trong huyện, nhất là các xã ven hồ Thác Bà, nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Lâm tặc dùng mọi thủ đoạn chặt phá, khai thác vận chuyển rất liều lĩnh, trong khi lực lượng kiểm lâm thì có hạn.

Địa bàn rộng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vì vậy mà lâm tặc đến thuê khai thác là họ vác cưa lên rừng xẻ gỗ, vô tình tiếp tay cho phá rừng. Nhất là các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy diễn ra phổ biến.

Để từng bước ngăn chặn, bảo vệ rừng tốt, huyện xác định và lấy công tác tuyên truyền là biện pháp hàng đầu để mỗi người dân nắm được nội dung Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Cái được lớn nhất ở đây là làm chuyển biến nhận thức của người dân, từ chặt phá rừng sang trồng và phát triển rừng. Các khu rừng tự nhiên đã được giao cho các lâm trường, hộ nông dân nhận quản lý, bảo vệ hiệu quả. Những diện tích đất trống, đồi núi trọc được giao cho người dân trồng rừng kinh tế, rừng kinh tế phòng hộ với diện tích trên 25.000 ha.

Nếu như đầu những năm 90, rừng Yên Bình thuộc loại nghèo và nghèo kiệt thì đến nay đã có những diện tích rừng khá, giàu; độ tàn che rừng đã đạt trên 63%. Không dừng lại ở đó, rừng đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, hàng trăm hộ dân đã giàu có từ trồng rừng. Tình trạng khai thác, chặt phá rừng giảm theo mỗi năm. Người dân đã biết quý trọng rừng, hàng năm có hàng ngàn hộ ký cam kết bảo vệ rừng.

Đến nay đã có 25/25 xã, thị trấn xây dựng được quy ước và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư. Nội dung quy ước đã được cụ thể hóa Luật bảo vệ và Phát triển rừng, phù hợp với phong tục tập quán và quy chế dân chủ ở cơ sở. Các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sung yếu đều được gắn biển báo, bản tin, lắp đặt dụng cụ dự báo cấp PCCCR. Thành lập các tổ đội xung kích thường trực ở các thôn bản với hàng trăm người tham gia.

Thực hiện chủ trương đưa kiểm lâm về xã nhằm giữ rừng tại gốc và giúp các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch bảo vệ, phát triển vốn rừng ở tất cả các xã, thị trấn. Thành lập các chốt, trạm trên các trục đường chính, hạn chế ngăn chặn buôn bán lâm sản trái phép. Các Trạm kiểm lâm địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thường xuyên thay đổi lịch tuần tra, bám sát vùng trọng điểm, khu vực giáp ranh xử lý kịp thời các vụ vi phạm đảm bảo nghiêm minh, đúng luật nên có tác dụng giáo dục răn đe cao. Góp phần đáng kể vào ngăn chặn tệ nạn khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.

Yên Bình hôm nay là địa phương phát triển mạnh sản xuất lâm nghiệp, nhà nhà trồng rừng, bảo vệ rừng. Khoảng 5 năm trở lại đây, rừng đã thực sự trở thành một nghề cho thu nhập khá ở Yên Bình. Bình quân mỗi năm người dân trong huyện khai thác trên 2.500 ha rừng, sản lượng gỗ đạt trên 120.000 m3.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, huyện đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ vốn, hình thành phát triển hàng chục cơ sở, doanh nghiệp chế biến gỗ rừng trồng, nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Giá trị từ khai thác gỗ, chế biến gỗ mỗi năm cũng đem về cho người dân Yên Bình hàng trăm tỷ đồng.

Khai thác đến đâu bà con trồng ngay đến đó, không còn để diện tích đất trống, đồi núi trọc. Ngoài ra, trong năm đầu trồng rừng bà con còn tận dụng trồng xen canh cây sắn với diện tích 2.500 ha, hình thành vùng chuyên canh sắn tại một số xã vùng Đông hồ.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng giờ không còn là của riêng của ngành Kiểm lâm mà đã được xã hội hóa, chung tay của toàn dân. “Lá phổi xanh” Yên Bình đang ngày một khỏe mạnh, nuôi dưỡng những con người biết giữ gìn và nâng niu môi trường sống.

Thanh Phúc

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục