Phát triển đàn đại gia súc an toàn, bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2015 | 8:57:44 PM

YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng trên 7.300 ha, diện tích cỏ trồng trên 1.700 ha, có diện tích lớn thảm cỏ dưới tán rừng, vườn rừng, đồng thời có nhiều giống gia súc chất lượng tốt như trâu, bò, dê... đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển chăn nuôi, đặc biệt là đàn đại gia súc.

Mô hình nuôi bò bán công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao của hộ ông Lương Văn Sản, thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông (Văn Yên).
Mô hình nuôi bò bán công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao của hộ ông Lương Văn Sản, thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông (Văn Yên).

Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên trước đây đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2013, thông qua các chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất, được tham gia các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật về cải tạo đàn bò, kỹ thuật trồng cỏ, chị đã mạnh dạn vay vốn nuôi 5 con bò sinh sản. Nhờ chịu khó học hỏi, chăm sóc đúng kỹ thuật đến nay đàn bò của gia đình chị đã tăng lên 11 con, mỗi năm cho thu nhập trên 80 triệu đồng.

Chị Hoa cho biết: “Nuôi bò nhốt tập trung không khó mà hiệu quả kinh tế lại cao. Ngoài cho bò ăn thức ăn truyền thống như cỏ, rơm, tôi còn bổ sung thêm các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như cỏ VA06, lá ngô, cám... đàn bò sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt, nên hiệu quả tăng rõ rệt”.

 Xác định chăn nuôi đại gia súc là một trong những ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững và làm giàu cho nông dân trong tỉnh, nhất là đối với bà con ở vùng cao, vùng sâu, những năm qua, Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc phát triển như Đề án “Hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái” với quy mô hỗ trợ trên 4.000 bò cái sinh sản, chính sách hỗ trợ về giống, chuồng trại, trồng cỏ, vay vốn cho các hộ nuôi bò bán công nghiệp quy mô 5 con trở lên...

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh:

“Căn cứ vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, xác định chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi đại gia súc phát triển theo hướng an toàn, bền vững; tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về chăn nuôi đại gia súc, chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện tốt chương trình thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò nhằm tránh hiện tượng đồng huyết, cận huyết, cải tạo tầm vóc và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”.

Riêng các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải còn có Chương trình "Chung tay vì cộng đồng" hỗ trợ bò cho nông dân của Tập đoàn Viettel, các chính sách ưu đãi thuộc Chương trình 135, Chương trình 30a... Nhờ đó, tốc độ tăng đàn gia súc trên địa bàn đạt kết quả tích cực. Tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh hiện có 119 nghìn con (đàn trâu 100 nghìn con, đàn bò 19 nghìn con), trong đó, tỷ lệ bò lai Sind chiếm khoảng 30% tổng đàn. Vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng luôn đạt 4 - 5%/năm.

Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi của người dân vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, tập quán chăn thả tự do vẫn khá phổ biến ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dẫn tới cận huyết và thoái hóa giống, năng suất thấp khiến việc phát triển chăn nuôi đại gia súc chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Để giúp người nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất, chăn nuôi, ngoài việc mở trên 1.420 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT về kỹ thuật chăn nuôi trâu, kỹ thuật cải tạo đàn bò, kỹ thuật vỗ béo bò, trồng cỏ, phòng chống rét, chế biến thức ăn cho gia súc, công tác chăm sóc phòng dịch… cho 54.000 lượt hộ nông dân tham gia trong 5 gần đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai Dự án cải tạo đàn trâu, đàn bò; Dự án chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ; mô hình vỗ béo bò; mô hình trồng cỏ... Qua các Dự án, mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng thực hiện dự án, từ chăn thả tự do không có kiểm soát sang chăn nuôi có quản lý, dần xóa bỏ được tình trạng thả rông gia súc gây thiệt hại cho cây trồng khác...

Định hướng phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc của tỉnh, đối với đàn trâu sẽ thực hiện cải tạo giống bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo đối với các huyện vùng thấp, phấn đấu đến năm 2020 có trên 3.000 con trâu nái sinh sản được phối giống bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo, tăng tỷ lệ đàn bò lai Zebu từ 25% hiện nay lên 50% để tăng nhanh về sản lượng, tổng đàn gia súc chính của tỉnh đạt trên 675 nghìn con. Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc chính bình quân hàng năm đạt trên 3%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 43.500 tấn.

Để đạt được những mục tiêu đó ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, của ngành nông nghiệp và các địa phương thì rất cần sự quan tâm của bà con nông dân trong việc đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chăn nuôi.

Thanh Chi

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục