Hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau đợt rét đậm, rét hại

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/2/2016 | 7:58:57 AM

Trước dự báo trong thời gian Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 có thể tiếp tục xảy ra các đợt rét đậm, rét hại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc yêu cầu các Bộ, ngành và chính quyền các cấp ở địa phương khẩn trương hỗ trợ nhân dân nhanh chóng khôi phục lại sản xuất bình thường và đón Tết an toàn; đồng thời tiếp tục hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống rét.

Nhiều hécta hoa màu chìm trong tuyết lạnh đồng nghĩa với một vụ mùa thất thu của bà con vùng cao khi Tết Nguyên đán đã cận kề.
Nhiều hécta hoa màu chìm trong tuyết lạnh đồng nghĩa với một vụ mùa thất thu của bà con vùng cao khi Tết Nguyên đán đã cận kề.

Cụ thể, tại Thông báo số 29/TB-VPCP, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và các địa phương phía Bắc chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, tổng hợp tình hình thiệt hại do đợt rét đậm, rét hại vừa qua trên địa bàn, chủ động tạm ứng ngân sách địa phương để kịp thời hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, khôi phục đàn gia súc và sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại, đảm bảo cuộc sống bình thường của người dân.

Các tỉnh rà soát các hộ thiếu đói, tập trung lo Tết cho nhân dân, không được để người dân bị đói, không để thiếu các loại hàng hóa thiết yếu; đảm bảo an ninh, an toàn trước, trong và sau Tết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại, đề xuất kiến nghị của các địa phương, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ các địa phương (trong đó có tỉnh Lào Cai) sớm khắc phục hậu quả đợt rét đậm, rét hại; chủ động ban hành hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp cụ thể chống rét cho gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi khi có rét đậm, rét hại.

Bộ cũng phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc nghiên cứu, đề xuất các chính sách mới để phát triển chăn nuôi ở vùng Tây Bắc nói chung, trong đó có tỉnh Lào Cai; đồng thời phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015) vào cuộc sống để góp phần nâng cao đời sống người dân.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống rét, bảo đảm sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho bà con.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát, tổng hợp tình hình thiếu đói ở các địa phương, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói, bảo đảm không để người dân nào bị thiếu đói, nhất là đối với các hộ nghèo, hộ chính sách.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại khác chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại như hoãn, giãn nợ, tiếp tục cho vay để khôi phục sản xuất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi, dự báo, cung cấp kịp thời thông tin về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục