Năm 2016: Tháo gỡ vướng mắc, không để lãng phí đất đai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/2/2016 | 7:49:55 AM

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang.

Nhân dịp đầu Xuân Bính Thân, phóng viên báo chí đã có cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang xoay quanh những vấn đề nổi cộm của ngành sau một năm thực hiện “đột phá” về thể chế.

- Nhìn lại công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường trong năm 2015, theo Bộ trưởng đâu là những điểm sáng nổi bật nhất của ngành?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Trong năm qua, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Khí tượng thủy văn. Qua đó, đã cơ bản hoàn thiện việc xây dựng các luật đối với lĩnh vực được giao quản lý theo đúng Nghị quyết Đại hội thứ XI của Đảng về thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược.

Trong thời gian ngắn, các văn bản dưới luật cũng đã được ban hành kịp thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, góp phần ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực, tham nhũng, giảm khiếu kiện, nhất là những lĩnh vực “nóng” như đất đai, khoáng sản và môi trường.

Cùng với đó, công tác cải cách hành chính đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là, chỉ số cải cách thủ tục hành chính của Bộ đã tăng lên 6 bậc so với năm trước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng.

Chỉ riêng lĩnh vực quản lý đất đai, ngay từ khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua và đi vào cuộc sống, Bộ đã công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trước một tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó giảm 30 thủ tục hành chính.

Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp và Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp ở địa phương cũng đã góp phần tạo nhiều thuận lợi cho người dân trong việc nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ và đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Tại buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí đầu Xuân Ất Mùi, Bộ trưởng có nói “2015 là năm tập trung thanh tra, xử lý vi phạm” , song cho dù có nhiều điểm sáng thì có vẻ những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự hiệu quả, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Mặc dù toàn ngành đã đạt được những thành tích quan trọng, tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót, khuyết điểm. Trước tiên, đó là tiến độ xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, khiếu kiện đất đai kéo dài tại một số địa phương vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Bên cạnh đó, việc quản lý thanh tra thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ở một số địa phương còn lỏng lẻo.

Hoạt động khai thác khoáng sản với bảo vệ môi trường vẫn là vấn đề xã hội quan tâm, trong khi việc triển khai đấu giá quyền khai thác khoáng sản còn chậm. Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng tài nguyên ở dưới biển vẫn còn yếu…


Tăng cường quản lý, đánh giá đất đai theo định kỳ.

- Như Bộ trưởng đề cập, hiện nay một số địa phương vẫn còn tồn tại tình trạng khiếu kiện về đất đai kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm. Vậy, trong năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có những giải pháp gì để tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn quản lý đất đai?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Hiện nay, Bộ đã hoàn thành xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia và đã được Chính phủ trình Quốc hội. Bộ cũng đã hướng dẫn ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cho cấp huyện.

Trong năm nay, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan và Sở Tài nguyên-Môi trường các tỉnh, thành phố triển khai thi hành Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành; đồng thời rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất.

Bộ cũng sẽ tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước và từng địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm.
Cùng với đó là tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; thực hiện giám sát việc quản lý, sử dụng đất đối với một số dự án, công trình lớn. Không để lãng phí nguồn lực đất đai.

- Ngoài lĩnh vực đất đai, công tác bảo vệ môi trường cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải công nghiệp và hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn khiến dư luận bức xúc. Trong năm 2016, những vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang: Thời gian qua, Bộ đã tập trung làm tốt công tác xây dựng các văn bản pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường công nghiệp, khai thác khoáng sản, xử lý chất thải rắn và nước thải. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng ngay những yêu cầu đặt ra.

Chính vì thế, trong năm 2016, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; phối hợp với các địa phương tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở khai thác khoáng sản.

Bộ cũng sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các cơ sở thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, làng nghề và các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và đảm bảo ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm và phục hồi môi trường theo quy định.

- Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng!

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục