Mù Cang Chải: Triển vọng cây lúa mì và khoai tây trên đất ruộng một vụ

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/4/2016 | 3:40:32 PM

YBĐT - Nhằm khai thác tiềm năng trên đất ruộng một vụ, năm 2015 - 2016, huyện Mù Cang Chải đưa hai loại cây khoai tây và lúa mì vào trồng thử nghiệm.

Ruộng khoai tây của gia đình ông Thào A Của và Thào A Phềnh ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt.
Ruộng khoai tây của gia đình ông Thào A Của và Thào A Phềnh ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt.

Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế An Việt cung ứng giống, phân bón và cam kết thu mua sản phẩm đủ tiêu chuẩn theo đúng giá thị trường. Mặc dù ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại kèm theo băng tuyết song kết quả thu được khẳng định hai loại cây trồng trên có triển vọng lớn trên đất ruộng một vụ và góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. 3 sào khoai tây của gia đình ông Thào A Của và Thào A Phềnh ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt cho thu hoạch sau 85 ngày.

Theo tính toán, mỗi héc-ta khoai tây đạt năng suất khoảng 20 tấn, giá thu mua từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, người dân sẽ thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng/ha sau khi đã trừ chi phí giống, phân bón. Cây lúa mì gieo trồng trên diện tích 11 ha tại xã Nậm Khắt, sau 3 tháng cho thu hoạch. Năng suất lúa mì đạt 6 tấn/ha, bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng bao tiêu sản phẩm.

 Đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải (thứ 2, trái sang) giới thiệu về triển vọng phát triển cây lúa mì trên đất ruộng một vụ tại xã Nậm Khắt.

Cây khoai tây sau 50 ngày gieo trồng cho củ đạt trọng lượng 250 gam.

Minh Thúy - Vũ Đồng

Các tin khác
Cầu Móng Sến (Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai) dẫn vào trạm thu phí BOT Sa Pa. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

UBND tỉnh Lào Cai quyết định tạm dừng thu phí cả hai chiều đối với dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa, từ ngày 14/3 đến ngày 10/4.

Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đi vào hoạt động đã thu mua toàn bộ lượng kén tằm trong huyện với giá ổn định.

Liên kết sản xuất chính là "chìa khóa" giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa, ổn định lợi ích của các chủ thể tham gia. Do vậy, để bảo đảm các chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả, tránh “đứt gãy”, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể.

Người dân thành phố Yên Bái lựa chọn các sản phẩm có bao bì,  nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Các sản phẩm được đầu tư thương hiệu đều mang lại hiệu quả, được thị trường chấp nhận và giá bán tăng. Do đó, nhiều sản phẩm đã chú trọng xây dựng thương hiệu và bước đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường, vào hệ thống bán lẻ.

Nhờ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nên nhiều hộ dân ở huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi bò.

Đến ngày 29/2, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Yên Bái đạt 4.967 tỷ đồng, tăng 99,4 tỷ đồng so với đầu năm, hoàn thành 82,9% kế hoạch tăng trưởng dư nợ được giao; tỷ lệ tăng trưởng đạt 2,04%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục