Văn Chấn: Chất lượng rừng đã được nâng lên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/4/2016 | 9:59:26 AM

YBĐT - Việc thực hiện phí dịch vụ môi trường rừng cho thấy, người dân đã ý thức hơn trong bảo vệ rừng (BVR), người được khoán bảo vệ rừng là các tổ chức cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị chủ rừng với chính quyền địa phương.

Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng.
Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng.

Những năm gần đây, huyện Văn Chấn đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhờ vậy, diện tích rừng ngày một tăng, độ che phủ rừng đạt trên 60%. Đặc biệt, từ khi Văn Chấn thực hiện chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), ý thức của người dân, các chủ rừng cũng như chất lượng rừng đã nâng lên rõ rệt.

Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về thực hiện chính sách thu và chi trả phí DVMTR mới được triển khai năm 2012 nhưng Văn Chấn đã triển khai rất kịp thời, đúng quy trình và hiệu quả. Ngay trong năm đầu triển khai, khi các huyện khác còn rất lúng túng thì Văn Chấn đã hoàn tất việc thống kê các đối tượng có sử dụng DVMTR, rà soát hiện trạng rừng, xác định ranh giới lưu vực của các thủy điện, nước sạch và thống kê diện tích rừng trong lưu vực; lập danh sách các chủ rừng là cá nhân, tập thể, tổ chức đang quản lý bảo vệ và những diện tích rừng chưa giao cho chủ quản lý cụ thể, rành mạch; phân loại, thống kê đối tượng sử dụng, cung cấp DVMTR và cơ chế quản lý, chi trả DVMTR trên địa bàn.

Huyện cũng đã xác định diện tích rừng trong các lưu vực có cung cấp DVMTR và xác định các đối tượng được chi trả. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với tổng diện tích rừng gần 18.000 ha nằm trong lưu vực sông Hồng được hưởng chính sách chi trả phí DVMTR với số tiền trên 515 triệu đồng.

Là cơ quan thường trực, Hạt Kiểm lâm huyện đã tiến hành lập hồ sơ chi trả tới tận tay các chủ rừng. Năm 2013, thực hiện Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 7/1/2014 của UBND tỉnh Yên Bái về phê duyệt kế hoạch chi trả tiền phí DVMTR năm 2013, toàn huyện Văn Chấn có 17.000 ha đang giao khoán và trồng rừng của 1.889 chủ rừng, hộ gia đình được hưởng lợi với đơn giá chi trả là 20.100 đồng/ha với tổng số tiền là gần 307 triệu đồng. Năm 2015 vừa qua cũng vậy, huyện cũng đã hoàn thành nghiệm thu cơ sở và trình cấp có thẩm quyền chi trả cho các chủ rừng và người dân được hưởng lợi.

Ông Vũ Đình Trường - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện nói: "Mặc dù số tiền được hưởng lợi từ phí DVMTR không lớn, chỉ ở mức 20.100 đồng/ha/năm nhưng đó là nguồn động viên và góp phần tăng thu nhập, đồng thời cũng là gắn trách nhiệm người dân, các chủ rừng với rừng". Số tiền không lớn nhưng các hộ dân, các nhóm hộ, chủ rừng được hưởng lợi có thêm một nguồn thu trang trải trong cuộc sống, họ rất phấn khởi và yên tâm bảo vệ và phát triển nghề rừng.

Rõ ràng, việc thực hiện phí DVMTR cho thấy, người dân đã ý thức hơn trong bảo vệ rừng (BVR), người được khoán BVR là các tổ chức cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị chủ rừng với chính quyền địa phương. Tình hình chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng áp dụng chi trả DVMTR dường như không còn. Trong cả năm 2015, trên địa bàn không xảy vi phạm lâm luật nghiêm trọng nào, chủ yếu là các vụ việc nhỏ lẻ, các “điểm nóng” về khai thác lâm sản trái phép đã không còn.

Anh Lò Văn So - Trưởng nhóm BVR thôn Minh Nội, xã Gia Hội nói: “Chúng tôi luôn nhận thức rõ, quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng là bảo vệ nguồn nước, môi trường sống, hạn chế lũ quét, lũ ống ở vùng cao và nâng cao đời sống người dân. Do vậy, công tác quản lý rừng ở thôn Minh Nội những năm qua rất tốt, 186 ha rừng trồng, rừng tự nhiên luôn xanh tươi, không còn tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi như những năm trước nữa”.

Từ những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nghề rừng, từ công tác tuyên truyền, vận động cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước trong công tác khoán BVR cũng như chi trả phí DVMTR, công tác quản lý, BVR tốt hơn, người dân yên tâm gắn bó và phát triển rừng bền vững hơn.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục