Để Nghĩa Lộ trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ phía Tây của tỉnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/5/2016 | 3:31:40 PM

YBĐT - Trọng tâm của giải pháp này là Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ tập trung nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường văn hóa lành mạnh.

Học viên lớp May công nghiệp, Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú thị xã Nghĩa Lộ trong giờ thực hành.
(Ảnh: Tô Hải)
Học viên lớp May công nghiệp, Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú thị xã Nghĩa Lộ trong giờ thực hành. (Ảnh: Tô Hải)

Là thị xã miền núi nằm trọn trong cánh đồng Mường Lò rộng lớn, phì nhiêu đứng thứ hai của vùng Tây Bắc, Nghĩa Lộ có 60% dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái giàu truyền thống văn hóa. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 32 - đầu mối giao thông, giao thương trao đổi hàng hóa dịch vụ của các huyện, thị trong vùng và kết nối với các tỉnh bạn như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ... nên năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là 1 trong 4 đơn vị của cả nước xây dựng điểm Huyện, thị xã văn hóa miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định: "Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn văn hóa, trở thành trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ khu vực phía Tây của tỉnh".

Nhờ có những chủ trương đúng đắn của Trung ương và của tỉnh, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển đề án thị xã văn hóa thành "Thị xã văn hóa - du lịch giai đoạn 2013 - 2020" được HĐND tỉnh ra nghị quyết và UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt để triển khai thực hiện. Đến nay, thị xã Nghĩa Lộ đã có những chuyển biến quan trọng về kinh tế - văn hóa - xã hội và cơ sở hạ tầng đô thị. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc đã được nâng lên đáng kể. Các giá trị văn hóa truyền thống, những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cấp quốc gia và thiết chế văn hóa đặc thù đã được thị xã khôi phục, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ.

Bước đầu thị xã đã thực hiện gắn kết được việc phát triển du lịch, tạo các tour, tuyến du lịch trong vùng, trong khu vực thông qua việc thị xã Nghĩa Lộ đã lập 2 kỷ lục Việt Nam về văn hóa là: mâm xôi ngũ sắc và vòng xòe cổ lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, nghệ thuật xòe Thái Mường Lò - Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Để xây dựng thành công thị xã văn hóa, trung tâm thương mại - dịch vụ du lịch phía Tây của tỉnh, bên cạnh việc phát huy các tiềm năng lợi thế vốn có và những kết quả đạt được trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, nhiệm kỳ 2015 - 2020 này, Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đang tập trung mạnh vào việc thực hiện 3 giải pháp trọng tâm lớn là: tiếp tục điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển không gian đô thị gắn với bảo tồn không gian cánh đồng Mường Lò.

Thực hiện xây dựng chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, xây dựng nông thôn mới gắn kết với việc thực hiện định hướng của tỉnh về mở rộng địa giới hành chính thị xã Nghĩa Lộ theo mục tiêu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại ba. Thứ hai là, Đảng bộ sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu trong 5 năm tới, mỗi năm thị xã phấn đấu đạt mức doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống là 15% trở lên.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng tăng bình quân 17%/năm. Thị xã sẽ quy hoạch và xây dựng mới khu thương mại, dịch vụ dọc tuyến đường ven suối Thia, các tuyến, các điểm đấu nối với đường tránh quốc lộ 32 đi qua thị xã và khu vực đồi Pú Lo. Tập trung quy hoạch các quỹ đất có lợi thế để thu hút phát triển thương mại dịch vụ.

Chú trọng việc quy hoạch, nâng cao chất lượng mô hình du lịch cộng đồng tại 2 xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi và những vị trí có lợi thế. Đảng bộ sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ, xây dựng được thương hiệu du lịch Mường Lò theo hướng du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nông nghiệp... liên kết phát triển kinh tế văn hóa, tạo các tour, tuyến du lịch trong vùng và trong khu vực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở thương mại, xây dựng và nâng cấp chợ Mường Lò thành chợ đầu mối, văn hóa của cả vùng.

Theo đó, chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông, vận tải, văn hóa, y tế, giáo dục cũng được đầu tư nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị xã. Giải pháp cuối cùng được Đảng bộ đề ra và phấn đấu thực hiện trong nhiệm kỳ mới, đó là đẩy mạnh phát triển văn hóa, thể thao, thông tin - truyền thông, phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng các thiết chế văn hóa để đến năm 2020 Nghĩa Lộ sẽ hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa - du lịch.

Trọng tâm của giải pháp này là Đảng bộ tập trung nâng cao chất lượng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường văn hóa lành mạnh. Phấn đấu thực hiện tốt các chương trình "Xã văn hóa nông thôn mới", "Phường văn minh đô thị", bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng Mường Lò gắn với phát triển du lịch.

Đặc biệt là tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa, các thiết chế văn hóa đặc thù của vùng. Tập trung xây dựng con người thị xã văn hóa nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, cốt cách tâm hồn của người Nghĩa Lộ - Mường Lò. Giữ gìn nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử, lối sống lành mạnh, trung thực, có ý thức bảo vệ môi trường, thân thiện và mến khách và đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng các yêu cầu hội nhập và phát triển trong thời kỳ mới.

Song, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đó, trong nhiệm kỳ mới này bên cạnh phát huy sức mạnh nội lực, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ cần có sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương. Có như vậy, Nghĩa Lộ mới sớm trở thành thị xã văn hóa - du lịch trung tâm thương mại - dịch vụ khu vực phía Tây của tỉnh.

Thanh Hương

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá xăng dầu vượt 25.000 đồng/lít từ chiều nay.

Từ 15h hôm nay (17/4), giá xăng trong nước tăng từ 378 - 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục