Văn Yên: Tín hiệu tốt cho chăn nuôi gia súc

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2016 | 10:00:25 AM

YBĐT - Vài ba năm trở lại đây, cùng với tuyên truyền, vận động, các cơ chế khuyến khích hỗ trợ của tỉnh, của huyện, người dân Văn Yên đã có nhiều cố gắng trong đầu tư vốn liếng, tiếp thu và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia súc phát triển.

Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, nếu chỉ nuôi dăm ba con lợn hoặc một, hai con trâu, bò thì việc chăn thả, chăm sóc là chuyện bình thường với người dân Văn Yên. Nhưng khi đầu tư nuôi hàng chục con thì người chăn nuôi mới thực sự đối mặt với khó khăn, trong đó có khó khăn về tài chính. Làm sao để có thể đáp ứng yêu cầu chăm sóc dài ngày, đủ tiềm lực để chờ đợi mỗi năm 1 lượt sinh sản đối với bò và một năm rưỡi 1 lượt với trâu là chuyện không nhỏ.

Những năm 2011 - 2012 lại càng khó khăn khi chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài; dịch bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng diễn biến phức tạp; thị trường không ổn định, người chăn nuôi không yên tâm.

Bên cạnh đó, chưa có những con giống tốt nên ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tự nhiên, làm giảm chất lượng và số lượng đàn bò; việc gia tăng số lượng đàn lợn cũng gặp khó khăn do lợn nái thiếu, chưa chủ động được việc phối giống. Khó khăn nữa là do kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực tế của đa số hộ chăn nuôi còn hạn chế nên việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng đông đàn chưa được người dân mặn mà.

Tháng 12/2011, HĐND huyện Văn Yên có nghị quyết phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc giai đoạn 2012 - 2015 nhằm mục tiêu tăng thu nhập, duy trì ổn cho người chăn nuôi, chủ động con giống, tạo ra những sản phẩm hàng hóa tập trung; phấn đấu đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm từ 30 đến 35% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Việc triển khai Đề án đã được lãnh đạo huyện chỉ đạo thường xuyên, các ngành chuyên môn đã phối hợp chặt chẽ, các đoàn thể và chính quyền cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia.

Từ nguồn ngân sách, huyện đã thực hiện hỗ trợ cho cơ sở chăn nuôi lợn thịt và lợn nái hỗn hợp, nuôi lợn đực giống, bảo tồn giống bò đực lai Sind và hỗ trợ cho công tác thú y đã khuyến khích người dân đầu tư chăn nuôi gia súc. Giai đoạn 2012 - 2015, tổng kinh phí huyện hỗ trợ người dân chăn nuôi đạt trên 995 triệu đồng.

Sau 4 năm thực hiện Đề án, các cơ sở đã chủ động được con giống, hạn chế dịch bệnh, phù hợp với điều kiện đầu tư chăn nuôi hàng hóa. Đến nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn hỗn hợp nái - thịt tiếp tục duy trì và phát triển.

Điển hình như hộ ông Đào Văn Hà ở thôn Đồng Vật (An Thịnh) nuôi 100 lợn thịt; ông Lương Quang Long ở thôn Đồng Chèm (Đông Cuông) nuôi 5 lợn nái - 30 lợn thịt; ông Lê Cao Vy ở thôn 5 (An Bình) có 2 cơ sở nuôi 100 lợn thịt và 20 lợn nái; ông Nguyễn Văn An ở thôn Khe Quyền (Đông An) nuôi trên 10 con trâu...

Bà Lê Thị Kim Việt - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên trao đổi: “Sau năm 2012 và 2013, hai mô hình hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt - lợn nái hỗn hợp, hỗ trợ nuôi lợn đực giống đạt hiệu quả tốt; trong khi đó, đàn trâu, bò có xu hướng giảm, huyện Văn Yên đã điều chỉnh chính sách hỗ trợ. Cụ thể, huyện đã hỗ trợ việc sửa chữa chuồng trại và xây máng ăn cho trâu, bò và hỗ trợ trồng cỏ voi và hỗ trợ bảo tồn giống bò đực lai Sind”.

Vì vậy, năm 2014, huyện đã hỗ trợ gần 300 triệu đồng cho 117 hộ sửa chữa chuồng trại và xây máng ăn cho trâu, bò; hỗ trợ trên 42 tấn giống cỏ VA06 và bảo tồn 7 con bò đực giống. Năm 2015, tiếp tục hỗ trợ 140 triệu đồng đầu tư cho trồng cỏ và giống bò lai. Nhờ sự hỗ trợ này, nhận thức của người chăn nuôi ở Văn Yên đã thay đổi từ việc chăn thả tự nhiên đến nuôi có chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn bằng việc trồng cỏ, công tác thú y phòng chống dịch bệnh được quan tâm.

Ông Nguyễn Khắc Vân ở thị trấn Mậu A đã đầu tư hơn một ngàn mét vuông chuồng trại tại thôn Đồng Bưởi để chăn nuôi bò. Năm 2013, ông mua 12 con bò lai Sind về nuôi và xoay xở từ mô hình kinh tế VACR để có thể có thể đầu tư dài hơi cho con bò. Thực hiện tốt quy trình chăm sóc được hướng dẫn, định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, cung cấp đủ thức ăn từ trang trại, ông Vân duy trì phát triển đàn tốt, xuất bán 5 bò thịt, đàn bò của ông đã nhân lên gần 30 con.

Còn ông Lương Văn Sản - chủ hộ chăn nuôi ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông cho biết: “Trước đây, thôn rất ít người nuôi bò, được khuyến khích, năm 2013, gia đình tôi được hỗ trợ nuôi 5 bò sinh sản. Nhờ chú trọng áp dụng kiến thức khoa học để chăm sóc, đồng thời trồng cỏ bảo đảm nguồn thức ăn, đàn bò nhà tôi sinh trưởng ổn định. Ngoài cung cấp giống cho bà con trong thôn, đàn bò của gia đình hiện có 11 con”. Cũng từ mô hình của gia đình ông Sản, nhiều hộ trong thôn đã chú trọng chăn nuôi, nâng tổng đàn bò của thôn lên hơn 30 con.

Được biết, 5 năm qua, trên địa bàn huyện Văn Yên có 163 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ theo theo chính sách của tỉnh và của huyện, trong đó có 143 cơ sở chăn nuôi lợn, 20 hộ chăn nuôi trâu, bò. Các cơ sở chăn nuôi này đã góp phần thúc đẩy phong trào chăn nuôi của huyện, cùng với trên 20.600 hộ chăn nuôi khác trên địa bàn huyện nâng tổng đàn trâu, bò, lợn trên địa bàn lên gần 112 ngàn con vào cuối năm 2015.

Thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Quyết định số 250 ngày 19/2/2016 của UBND tỉnh Yên Bái, đã có 43 hộ đăng ký thực hiện, vượt kế hoạch được giao. Đây là tín hiệu tốt để ngành chăn nuôi ở Văn Yên tiếp tục phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện và cả tỉnh Yên Bái.

Quang Tuấn

Các tin khác
Một ngôi nhà ở huyện Trấn Yên bị tốc mái hoan toàn do trận dông lốc sáng ngày 28/3/2024.

Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, tính đến 14h ngày 29/3/2024, dông lốc và mưa đá đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều tài sản và hoa màu của nhân dân.

Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục