Chính phủ yêu cầu rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/5/2016 | 7:58:25 AM

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan đang rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay.

Hình thức BOT tức là đầu tư - kinh doanh - chuyển giao, vận dụng vốn của khu vực tư nhân để xây dựng hạ tầng, đổi lại tư nhân được thu phí của xe đi qua trong một số năm, rồi chuyển giao lại cho nhà nước. Gần đây, hoạt động này ngày càng phổ biến và tạo nên sự thay đổi ngoạn mục về đường sá. Mỗi một tuyến đường được khánh thành là một niềm vui và hy vọng phát triển của cả một vùng.

Tuy nhiên, một vài địa phương, ví dụ như Quảng Bình, Hải Dương đã ngỏ lời đề nghị các Bộ có chức năng và nhà đầu tư giảm phí BOT, vì người dân và doanh nghiệp cảm thấy quá sức chịu đựng; hoặc phàn nàn vì vị trí đặt trạm thu không hợp lý.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định: "BOT là hợp đồng kinh tế có ràng buộc chặt chẽ và thông thường hợp đồng đó sẽ tồn tại trên dưới 20 năm. Vì các công trình có mức đầu tư lớn đến hàng chục tỉ, thậm chí hàng chục ngàn tỉ nên các vấn đề liên quan đến phí, thời gian hoàn vốn, cũng như các vấn đề qua lại giữa người sử dụng và chủ đầu tư là rất nhiều".

"Rõ ràng đối với một dự án BOT với quy mô vốn rất lớn sẽ có tác động kinh tế rất mạnh đối với địa phương. Phí đối với dự án giao thông hiện nay, chúng ta đang thực hiện theo thông tư 159, ban hành năm 2013 của Bộ Tài chính. Ngoài ra chúng ta cần phải quan tâm đến tổng thời gian hoàn vốn, lượng xe lưu hành trên đoạn đường thu phí,... " - chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ - "Đối với những dự án lên tới hàng ngản tỉ, trong đó 80 - 90% nguồn vốn là của ngân hàng thì việc thay đổi dù nhỏ cũng rất khó khăn. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư, quyền lợi, lợi ích của nhà nước mà còn động chạm đến hệ thống tài chính nước ta. Do đó, tôi cho rằng việc chúng ta thay đổi các phương án liên quan đến BOT, đặc biệt là các dự án chúng ta đã hoàn thành phải hết sức cẩn trọng, tránh gây ra những xáo trộn quá lớn làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội".

Trong cuộc họp chính phủ ngày 5/5 đã đưa ra dự thảo nghị quyết, trong đó có nội dung Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan phải rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay; đồng thời đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp (là các doanh nghiệp có xe phải trả phí) có thể giảm được chi phí.

(Theo VTV)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục