Trấn Yên chủ động phòng chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2016 | 10:11:33 AM

YBĐT - Năm 2015, trên địa bàn huyện Trấn Yên xuất hiện 6 đợt mưa lớn kèm theo gió, lốc vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 10. Những ảnh hưởng do mưa, lũ, gió, lốc đã làm 60 nhà ở bị tốc mái, thiệt hại từ 30% đến trên 50%; thiệt hại rau màu trên 70% là 9,94 ha, thiệt hại về nuôi trồng thủy sản trên 70% là 0,99 ha, thiệt hại 1 con trâu; có 3 hộ gia đình sống dưới chân núi Bụt tại xóm Đèo, xã Vân Hội nằm trong nguy cơ sạt lở đất.

Đợt mưa lớn cuối tháng 4 vừa qua đã làm hư hỏng cơ sở vật chất của một số trường học.
(Ảnh: Lê Phiên)
Đợt mưa lớn cuối tháng 4 vừa qua đã làm hư hỏng cơ sở vật chất của một số trường học. (Ảnh: Lê Phiên)

Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2015, đã xảy ra đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày, dẫn đến diện tích lúa vụ mùa của huyện bị hạn, thiếu nước 503,08 ha; trong đó, có 464,5 ha diện tích lúa đã cấy bị thiếu nước. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Trấn Yên và các cơ quan chức năng đã kịp thời kiểm tra hiện trường, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tốt công tác khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân. Các xã, thị trấn cũng chủ động, nhanh chóng khắc phục hậu quả sau thiên tai như: sửa chữa nhà ở của các hộ dân bị tốc mái, cắm biển chỉ dẫn trên những tuyến đường bị ngập, sạt lở.

Đồng thời, các địa phương thống kê chính xác tình hình, mức độ thiệt hại báo cáo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Yên Bái và đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ để sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt cũng như sản xuất cho nhân dân. Tổng kinh phí hỗ trợ trên 194 triệu đồng; trong đó, hỗ trợ khắc phục nhà ở 161 triệu đồng, hỗ trợ khắc phục sản xuất nông nghiệp trên 33 triệu đồng. Quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả. Diện tích sản xuất thiếu nước cũng đã được giải quyết triệt để với sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị chuyên môn và của các địa phương cùng các biện pháp của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Tân Phú - đơn vị được giao quản lý, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.

Năm 2016, thực tế diễn biến thời tiết và thiên tai những tháng qua cho thấy sự bất thường và phức tạp. Bắt đầu vào mùa mưa bão, đã có đợt mưa to kèm theo giông lốc trên diện rộng. Đêm ngày 21/4/2016, trên địa bàn huyện Trấn Yên xảy ra mưa to kèm theo giông lốc trên diện rộng làm ảnh hưởng đến nhà ở, tài sản và cây trồng, vật nuôi. Cụ thể, có 1.008 nhà bị ảnh hưởng tốc mái, trong đó 4 nhà bị sập đổ; tổng diện tích sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 405,55 ha; cơ sở vật chất trường học, nhà văn hóa thôn bị ảnh hưởng. Chủ động phòng chống thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Trấn Yên đã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đối với cấp huyện và các xã, thị trấn bảo đảm thực hiện phương châm “4 tại chỗ” về chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần; công tác tuyên truyền thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức của nhân dân. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ ứng phó với các loại hình thiên tai cũng được đề ra hết sức cụ thể.

Với đê bao chống lũ và các công trình thủy lợi, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống van điều tiết của các hồ chứa, nhất là các hồ chứa lớn; các xã, thị trấn chủ động phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Tân Phú, các cơ quan chuyên môn kiểm tra các tuyến đê, các hồ chứa thủy lợi, các công trình thủy lợi. Về phòng chống ngập úng, điều tra và khảo sát các khu vực đê bao, khu vực thường xuyên bị ngập úng... để có các biện pháp xử lý.

Với việc phòng chống sạt lở đất, bão, giông lốc, lũ ống, lũ quét và phòng chống hạn hán, cần làm tốt các công việc như quản lý, kiểm tra, rà soát, theo dõi chặt chẽ tình hình, tuyên truyền và vận động, tổ chức lực lượng... để có sự chủ động cao nhất trước mọi diễn biến phức tạp của thời tiết. Trong quá trình mưa bão, các xã, thị trấn phải thường xuyên thông tin, báo cáo kịp thời để Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện có chỉ đạo, điều hành sát hợp thực tế từng địa phương.

Một yêu cầu đặt ra là các cấp, các ngành, các địa phương nêu cao tinh thần chủ động, xây dựng kế hoạch, phương án, biện pháp phòng chống thiên tai cụ thể, phù hợp để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Nguyễn Thơm

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục