Nuôi lợn rừng cho thu nhập cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2016 | 9:31:37 AM

YBĐT - Vài năm gần đây, một số gia đình trong xã Thịnh Hưng (Yên Bình) đã chuyển sang nuôi giống lợn rừng, không chỉ tận dụng tối đa lợi thế của đất đồi rừng mà còn tạo ra được sản phẩm người tiêu dùng ưa chuộng.

Đàn “lợn cắp nách” nhà ông Nguyễn Thế Tập ở thôn 7, xã Thịnh Hưng (Yên Bình).
Đàn “lợn cắp nách” nhà ông Nguyễn Thế Tập ở thôn 7, xã Thịnh Hưng (Yên Bình).

Thực tế nhiều năm qua, người chăn nuôi thường xuyên gặp phải những khó khăn về thị trường và sự lây lan của các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm. Thậm chí, có thời điểm người chăn nuôi đã phải thốt lên rằng: nuôi lợn không có lãi, chỉ hòa vốn, nếu không may bị dịch bệnh còn mất trắng.

Vài năm gần đây, một số gia đình trong xã Thịnh Hưng (Yên Bình) đã chuyển sang nuôi giống lợn rừng, không chỉ tận dụng tối đa lợi thế của đất đồi rừng mà còn tạo ra được sản phẩm người tiêu dùng ưa chuộng.

Gia đình ông Nguyễn Thế Tập ở thôn 7 là một trong những hộ đi đầu trong việc chuyển đổi mô hình từ chăn nuôi truyền thống sang nuôi lợn rừng thả rông trên đất đồi đã gần 10 năm nay. Ông Tập cho biết: “Nhà tôi hiện có gần 10 con lợn nái. Lợn bố và lợn mẹ là giống lợn rừng mua về từ Lào Cai, trung bình mỗi năm sinh sản được 70 - 80 con lợn con. Với diện tích đất đồi rộng, ban ngày thả chúng lên đồi cho chúng tự tìm thức ăn là các loại cây, cỏ rừng, buổi trưa và tối cho ăn thêm chất tinh bột khoai, sắn. Với giống lợn này, thức ăn chủ yếu là thức ăn thô, chúng tự kiếm ăn trên rừng, thức ăn tinh bột chỉ hỗ trợ, nếu cho ăn nhiều tinh bột thịt sẽ mỡ và không ngon”.

Tìm hiểu thêm về kinh nghiệm nuôi lợn rừng được biết, để nuôi được một con lợn có trọng lượng 15 - 16 kg cũng mất từ 7 - 8 tháng, đạt 25 kg xuất bán cũng phải mất cả năm trời. Nhưng bù lại, giá bán cao, từ 150.000 - 200.000 đồng/kg, nên so với cách chăn nuôi lợn truyền thống vẫn cho thu nhập cao hơn. Thêm nữa, giống lợn rừng có sức đề kháng cao đối với các loại dịch bệnh nên rất ít khi xảy ra trường hợp nhiễm bệnh. Tuy vậy, các hộ nuôi lợn rừng vẫn tuân thủ rất nghiêm ngặt quy định tiêm phòng cho lợn theo định kỳ.

Khác với gia đình ông Tập, gia đình nhà ông Lê Thế Viên không thả rông lợn trên đồi mà xây thành khu chuồng trại chăn nuôi tập trung. Ông Viên cho biết: “Năm đầu cách đây 3 năm, gia đình tôi nuôi 15 lợn nái, mỗi năm bán ra thị trường trung bình 200 con lợn thịt, thu về từ 400 - 500 triệu đồng. So với nuôi lợn nhà thì giá cả ổn định hơn nhiều”.

Được biết, từ khi gia đình ông Viên nuôi giống lợn này đến nay chưa gặp phải đợt dịch bệnh nào. Theo kinh nghiệm của ông, đó là do loại lợn này thích nghi rất nhanh với điều kiện khí hậu cũng như có sức đề kháng cao. Nuôi lợn rừng không phải đầu tư nhiều, chủ yếu nguồn thức ăn cho lợn được tận dụng từ rau, củ, quả dư thừa và cây cỏ rừng. Chỉ khó lúc đầu tư về giống lợn bố và lợn mẹ, để tìm được giống lợn rừng chuẩn, ông Viên đã phải lặn lội lên tận vùng cao Lục Yên để mua.

Theo ông Lê Đức Tấn - Trưởng thôn 7, xã Thịnh Hưng (Yên Bình) thì việc nuôi lợn rừng để phát triển kinh tế rất thuận lợi, bởi phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đồi của địa phương cũng như tận dụng được nguồn thức ăn từ nông nghiệp. Hơn nữa, thịt lợn rừng là món ăn đặc sản, ngon và sạch. Đầu ra cho lợn thịt của địa phương chủ yếu bán cho các nhà hàng, rất thuận lợi.

Với lợi thế có diện tích đất đồi rộng, dễ quây thành khu từ 0,5 - 1 ha, từ 10 năm trở lại đây, khá nhiều hộ dân trong xã Thịnh Hưng đã sử dụng diện tích đất đồi để nuôi lợn rừng và đem lại thu nhập cao. So với giá lợn thịt bình thường khác, giá lợn rừng luôn đạt cao gấp hai lần.

Được biết, vừa qua, đã có 2 trang trại nuôi lợn rừng trong xã được nhà nước hỗ trợ đầu tư 20 triệu đồng/trang trại để phát triển về giống và chuồng trại chăn nuôi. Xã cũng đang có kế hoạch nhân rộng mô hình nuôi lợn rừng và lên chương trình mời cán bộ khuyến nông về mở lớp tập huấn cho bà con về kiến thức chăn nuôi, giúp người dân phát triển nghề chăn nuôi theo hướng này.

Thiên Cầm

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá xăng dầu vượt 25.000 đồng/lít từ chiều nay.

Từ 15h hôm nay (17/4), giá xăng trong nước tăng từ 378 - 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục